Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 71-80 of 91 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Phương (2022)

  • Giáo dục văn hóa dân tộc là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường ở vùng dân tộc thiểu số nhằm giáo dục học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số, giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, công tác giáo dục bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc cho học sinh ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng với nội dung, phương pháp, hình thức khác nhau nhằm khơi dậy niềm tự hào về những giá trị tốt đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam góp phần phát triển nhân cách và tri thức mới cho học sinh cũng như phát triển kinh tế xã hội.

  • Article


  • Authors: Trần, Phương Ngọc (2023)

  • Hệ thống khu công nghiệp Việt nam hiện đang là điểm đến của hàng nghìn doanh nghiệp với hàng vạn công nhân lao động. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các khu công nghiệp chỉ tập trung xây dựng và phát triển hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủ trọng tới lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động, trong đỏ có việc đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân. Trên cơ sở phân tích nhu cầu giải trí, nhu cầu giải trí của công nhân và thực trạng đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bài viết đưa ra một số giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân trong các khu công nghiệp nhằm góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2022)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam đã và đang luôn quan tâm đến yếu tố con người, vì chính con người sẽ quyết định sự ảnh hưởng đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Việc đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong lĩnh vực gia đình. Vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Nếu giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực gia đình, chúng ta sẽ có căn cứ để cho ra những giải pháp cần thiết và những định hướng đúng đắn nhằm xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Huy Sơn (2023)

  • Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc được sáng tác và xuất bản những năm 60, 70 thế kỷ XX, phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta. Trong đó có bài thơ Anh vẫn hành quân của nhà thơ Trần Hữu Thung. Nhạc sĩ Huy Du khi đọc bài thơ Anh vẫn hành quân đã cảm nhận tư tưởng sâu sắc từ tiêu đề đến ý nghĩa, nội dung bài thơ. Đặc biệt với cảm nhận tinh tế của ông, đây là là bài thơ có kết cấu chặt chẽ, có tính giai diệu, nhịp điệu, giàu hình ảnh của một ca khúc. Là một nhạc sĩ đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng (trong đó có ca khúc phổ thơ) từ trước khi đọc bài thơ (trước năm 1964) Anh vẫn hành quân như: Sẽ về Thủ đô, Tình em (thơ Ngọc Sơn), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường)... Nhạc si Huy Du đã phỏng theo lời bài thơ Anh vẫn hành quân viết ca khúc Anh vẫn hành q...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại nhiều đi sản quý báu cho dân tộc và cho nhân loại. Người là hiện thân đầy đủ nhất, cao đẹp nhất của phong cách nêu gương. Ở Người nói ít, làm nhiều, lời nói luôn đi đôi với việc làm, thậm chi làm nhiều hơn nói. Phong cách Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá đối với dân tộc Việt Nam và với nhân loại, trong đó đáng chú ý nhất là phong cách nêu gương. Nêu gương không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị thực tiễn đối với công việc và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2022)

  • Bài viết trên cơ sở tổng quan quan điểm của Đàng Cộng sản Việt Nam về môi trường văn hóa, nêu rõ vai trò của môi trường văn hóa đối với sự phát triên của xã hội. Việc xây dựng môi trường văn hóa đã được Đảng ta quan tâm từ rất sớm, song biểu hiện rõ nhất từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8, kể từ đó các cấp Bộ, ngành, đoàn thể luôn chú ý tới việc xây dựng môi trường lành mạnh về văn hóa để văn hóa thực sự trở thành nên tảng tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng vào sự phồn thịnh của đất nước và hội nhập quốc tế.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2022)

  • Văn hóa doanh nghiệp luôn được xem là nguồn vốn rất quan trọng trong việc phát triển bền vũng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay đã quan tâm và đầu tư nhất định cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa làm được điều đó. Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như phát huy vốn văn hóa doanh nghiệp vào việc phát triển kinh tế Thủ đô là vấn đề cần thiết được quan tâm hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh; Vũ, Thị Kim Yến (2023)

  • Thấm nhuần quan điểm của dân tộc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm cao mới thành vấn đề trọng dụng trí thức và nhân tài. Quan điểm nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên tinh thần đối với đội ngũ trí thức Việt Nam mà còn là sự gợi mở cho Đảng và Nhà nước ta cách thức tháo gỡ các vướng mắc trong hiện tại và phương hướng hành động trong tương lai để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" và xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.