Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 24 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2023)

  • Qua các hoạt động khảo sát đánh giá nhận thức pháp luật và nhu cầu pháp luật của nhóm yếu thế do Bộ Tư pháp phối hợp với UNDP thực hiện trong năm 2020 cho thấy khả năng tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số không có khác biệt nhiều so với nhóm dân tộc đa số (người Kinh). Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy tỷ lệ nhận thức một số vấn đề pháp luật liên quan đến các quyền cơ bản của người dân tộc thiểu số còn khá hạn chế. Bài viết khái quát về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Từ những thực tiễn đó để đưa ra một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, thể thao và du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Trâm Anh (2023)

  • Bài viết đề cập tới vấn đề nhóm nghiên cứu và việc phối hợp các nhà nghiên cứu trong biên soạn mục chí. Trong bài viết, tác giả nêu các nội dung chính: Nhóm nghiên cứu là tế bào sống của hoat động đào tạo và nghiên cứu khoa học; Xây dựng nhóm nghiên cứu trong biên soạn Mục chí; Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia nhóm nghiên cứu thực hiện Nhiệm vụ thành phần.

  • Article


  • Authors: Trần, Phương Ngọc (2023)

  • Hệ thống khu công nghiệp Việt nam hiện đang là điểm đến của hàng nghìn doanh nghiệp với hàng vạn công nhân lao động. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các khu công nghiệp chỉ tập trung xây dựng và phát triển hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủ trọng tới lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động, trong đỏ có việc đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân. Trên cơ sở phân tích nhu cầu giải trí, nhu cầu giải trí của công nhân và thực trạng đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bài viết đưa ra một số giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí của công nhân trong các khu công nghiệp nhằm góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ...

  • Article


  • Authors: Vũ, Huy Sơn (2023)

  • Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc được sáng tác và xuất bản những năm 60, 70 thế kỷ XX, phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta. Trong đó có bài thơ Anh vẫn hành quân của nhà thơ Trần Hữu Thung. Nhạc sĩ Huy Du khi đọc bài thơ Anh vẫn hành quân đã cảm nhận tư tưởng sâu sắc từ tiêu đề đến ý nghĩa, nội dung bài thơ. Đặc biệt với cảm nhận tinh tế của ông, đây là là bài thơ có kết cấu chặt chẽ, có tính giai diệu, nhịp điệu, giàu hình ảnh của một ca khúc. Là một nhạc sĩ đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng (trong đó có ca khúc phổ thơ) từ trước khi đọc bài thơ (trước năm 1964) Anh vẫn hành quân như: Sẽ về Thủ đô, Tình em (thơ Ngọc Sơn), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường)... Nhạc si Huy Du đã phỏng theo lời bài thơ Anh vẫn hành quân viết ca khúc Anh vẫn hành q...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2023)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại nhiều đi sản quý báu cho dân tộc và cho nhân loại. Người là hiện thân đầy đủ nhất, cao đẹp nhất của phong cách nêu gương. Ở Người nói ít, làm nhiều, lời nói luôn đi đôi với việc làm, thậm chi làm nhiều hơn nói. Phong cách Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá đối với dân tộc Việt Nam và với nhân loại, trong đó đáng chú ý nhất là phong cách nêu gương. Nêu gương không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị thực tiễn đối với công việc và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh; Vũ, Thị Kim Yến (2023)

  • Thấm nhuần quan điểm của dân tộc "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm cao mới thành vấn đề trọng dụng trí thức và nhân tài. Quan điểm nhân văn, sáng suốt dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên tinh thần đối với đội ngũ trí thức Việt Nam mà còn là sự gợi mở cho Đảng và Nhà nước ta cách thức tháo gỡ các vướng mắc trong hiện tại và phương hướng hành động trong tương lai để đội ngũ trí thức Việt Nam có thể đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" và xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam; Đinh, Đắc Thi (2023)

  • Môi trường văn hóa là nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống và phát huy bản sắc dân tộc. Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ các cơ chê, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện, thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực thể thao nói chung và ở cơ sở tập luyện thể thao nói riêng là một việc làm cần thiết với tất cả các địa phương trên cả nước. Ở bài viết này, nhóm tác giả bàn đến một số nội dung trong xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở tập luyện thể thao của thủ đô Hà Nội

  • Article


  • Authors: Lê, Công Sự; Nguyễn, Mạnh Cương (2023)

  • Nguyễn Trãi (1380-1442), Lê Thánh Tông (1442-1497), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là ba đại trí thức Nho học Việt Nam thế kỷ XV- XVI. Tuy xuất thân từ những thành phần dân cư khác nhau và giữ địa vị xã hội cao thấp không giống nhau, song họ đều có chung một tâm nguyện là tận tâm với công việc, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dựa trên tư liệu thơ, phú và văn chương, chiếu, biểu của ba đại trí thức, tác giả tham luận khắc họa tinh thần yêu nước, thương dân, lòng nhiệt tình với công việc của họ, qua đó nói lên nỗi niềm ưu tư, khắc khoải của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam.