Search

Current filters:





Current filters:





Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 33 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2023)

  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, với truyền thống lịch sử hơn nghìn năm văn hiến, Hà Nội có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng, với gần 6.000 di tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa vật thể) và 1.793 di sản phi vật thể. Đó là sự kết tinh bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, là nền tảng vững chắc trong quá trình hội nhập và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Với kho tàng di sản vô cùng quý giá này, đòi hỏi Hà Nội phải có nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa đủ mạnh, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để bảo vệ, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

  • Article


  • Authors: Đinh, Việt Hà (2023)

  • Phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - đối tượng khách hàng - người tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp văn hóa ngày càng được chú ý đến nhiều hơn. Bài viết này bàn về vai trò của công chúng và sự cần thiết của việc thúc đẩy vai trò của công chúng trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như những cách thức nhằm gia tăng văn hóa tham gia của công chúng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Nguyễn, Ngọc Minh (2023)

  • Ở một số quốc gia sở hữu hệ thống bảo tồn di sản tiên tiến luôn có sự chú trọng vào công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với các khu di sản. Môi trường văn hóa ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng với tổng thể gồm nhiều yếu tố hợp thành như cảnh quan di sản, thiết chế văn hóa hay cộng đồng di sản…, trong đó, “không gian bảo tồn di sản” và “cộng đồng di sản” là hai yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Về không gian bảo tồn di sản, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc luôn chú trọng đến việc thiết lập và bảo tồn một “cảnh quan/ không gian di sản” đúng nghĩa. Trong đó, di sản là hạt nhân và không gian bảo tồn di sản góp phần nâng tầm giá trị của di sản với công chúng. Không gian di sản đóng vai trò chủ đạo và những quy hoạch cảnh quan khác đều xoay quanh mục đích bảo tồ...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2023)

  • Người Bố Y ở Lào Cai có một lễ hội độc đáo, đó là lễ hội mời các cô tiên trên trời xuống trần gian hát giao duyên với dân bản, được tổ chức vào đêm trăng sáng trong khoảng thời gian từ mùng bốn Tết đến trước Rằm tháng Giêng. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội là dịp để dân bản giao lưu, ca hát giải trí, qua đó tăng cường cố kết cộng đồng. Sự độc đáo của lễ hội này còn mang lại tiềm năng khai thác du lịch rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội mời tiên xuống trần gian hát giao duyên của người Bố Y đang có xu hướng bị mai một do những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nghệ nhân cao tuổi, khó tìm địa điểm tổ chức và sự cạnh tranh của các loại hình giải trí khác. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu và sớm triển khai những giải pháp nhằm bảo tồn và p...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2023)

  • Hát Xẩm là một thể loại âm nhạc dân gian độc đáo, có lịch sử lâu đời (khoảng từ thế kỷ XIV), được người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, khu chợ hay góc phố, đường quê… Những người hát Xẩm thường tổ chức thành các phường, hội để truyền nghề, phát triển nghề nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống. Đặc tính phường hội của nghệ thuật Hát Xẩm thể hiện sự liên kết, cách thức tổ chức biểu diễn theo nhóm, hội nhằm duy trì tổ chức phường nghề, cũng như nghề Hát Xẩm truyền thống của cha ông. Bài viết này đề cập đến đặc điểm phường, hội của nghệ thuật Hát Xẩm, đồng thời, phân tích các thuộc tính, hoạt động và sự phân công, liên kết trong tổ chức phường, hội Hát Xẩm ở một số địa phương hiện nay (qua các câu lạc bộ Xẩm ở Hà Nội, Ninh Bình). Từ đó, bài viết gợi...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2023)

  • Du lịch di sản ẩm thực là một trong những loại hình được khách du lịch ưa chuộng nhất trên thế giới. Bởi loại hình này không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm về đồ ăn, thức uống đặc trưng của điểm đến mà còn cung cấp tri thức bản địa, bối cảnh văn hóa của một loại hình di sản được hình thành và bồi tụ từ lâu đời ở địa phương. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp kiến giải về khả năng phát triển loại hình du lịch di sản ẩm thực, đánh giá thực trạng khai thác loại hình này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - xã hội và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Những kiến giải này là căn cứ cho sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dựng thương hiệu điểm đến đặc thù cho Hà Nội và góp phần vào sự phát triển hơn nữa theo định hướng bền vững của du lịch thủ đô...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2023)

  • Nghề mây tre đan ở nước ta có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu, trong đó, phải kể đến những sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh. Hoạt động của làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như không ít làng nghề mây tre đan khác, Phú Vinh đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làng nghề này có những định hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thúy (2023)

  • Hành trình 30 năm qua, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định được vị thế trong thị trường đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam. Bước sang giai đoạn phát triển mới với những vận hội đang chờ đón, tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa Du lịch quyết tâm, nỗ lực đưa Khoa Du lịch phát triển bền vững và toàn diện theo hướng sáng tạo và hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ; Lê, Đình Tân (2023)

  • Di sản công nghiệp được nhiều nước trên thế giới xem như một loại di sản văn hóa, tuy nhiên, trong Luật Di sản văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa công nhận tính pháp lý của di sản công nghiệp. Do vậy, việc bảo tồn hệ thống di sản công nghiệp gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ nghiên cứu về thực trạng di sản công nghiệp ở thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi và di dời, bài viết này đưa ra một số định hướng nhằm bảo tồn và tái sử dụng di sản công nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội, trong đó, có thể quy hoạch, tái sử dụng di sản công nghiệp theo ba mô hình, bao gồm: 1) Mô hình chuyển đổi các di sản công nghiệp thành Bảo tàng văn hóa công nghiệp; 2) Mô hình bảo tàng di sản công n...