Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 163 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Đối với mỗi làng nghề truyền thống, sản phẩm được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu đặc trưng gắn với văn hóa của địa phương, vùng miền. Quá trình tồn tại và phát triển của các làng nghề từ truyền thống đến đương đại cũng đồng thời là quá trình vận động, biến đổi không ngừng về mọi mặt của làng nghề, trong đó có yếu tố sản phẩm. Nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy có sự biến đổi không ngừng từ loại hình, kiểu dáng đến mẫu mã mang tính đa dạng, phong phú của sản phẩm. Sự biến đổi của các loại hình sản phẩm tại làng nghề truyền thống là tất yếu để phù hợp với mọi nhu cầu khác nhau của cộng đồng trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2020)

  • Đầu thế kỷ XXI, ngoại giao văn hóa được các quốc gia đặc biệt chú trọng vì khả năng giải quyết nhiều thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững và có hiệu quả lâu dài. Ngày 14/2/2011, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa hướng đến năm 2020”. Đây được coi là thành tựu quan trọng của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, Việt Nam từng bước chuẩn hóa các tiêu chí và hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa, đưa ngoại giao văn hóa trở thành bộ phận quan trọng trong nền ngoại giao quốc gia với nhiều thành tựu và triển vọng phát triển mới.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai (2020)

  • Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa biểu tượng về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, lễ hội Đền Hùng từ lễ hội làng gắn với những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương ở Phú Thọ đã trở thành Quốc lễ. Trong bối cảnh hiện nay, để lễ hội Đền Hùng thực sự là hình mẫu của lễ hội Quốc gia tiêu biểu trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam, công tác bảo tồn và phát huy cần có các giải pháp phù hợp.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2020)

  • Hiện nay, “lợi ích quốc gia” là một khái niệm rộng và nội hàm thuật ngữ còn có nhiều khác biệt trong quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Trước một lý thuyết còn là chủ đề tranh luận của nhiều học giả, theo chúng tôi, vấn đề nên được tiếp cận dưới nhiều góc độ, và bài viết này xin giới thiệu những nét căn bản về lý thuyết “lợi ích quốc gia” từ góc nhìn lịch sử và văn hóa chính trị.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được coi là cầu nối để mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy trôi giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Nếu thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số quay rùng với truyền thống văn hóa, thì không những truyền thống văn hóa của dân tộc ấy bị đứt gãy, mà nguy cơ mất bản sắc dân tộc là rất lớn. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là trách nhiệm ' của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin tập trung khảo sát ở môi trường giáo dục nhà trường, đặc biệt trong hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học. Nơi đây, hầu hết học...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2020)

  • Việc xây dựng các công trình thuỷ điện sẽ góp phần cung cấp điện năng cho địa phương nói riêng, cả nước nói chung, mặt khác cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách các tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc thù của các dự án thủy điện được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bảo các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời. Vì vậy, việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện sẽ dẫn đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế, phong tục, lối sống, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bảo. Dự án di dân ở khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (LHTĐTQ) được thực hiện từ năm 2002 - 2006. Đến nay, cuộc sống của đồng bảo các dân tộc trong đó có người Dao tại nơi tái định cư (TĐC) đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, với những thay đổi về môi trường tự nhiên...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2020)

  • Khu mộ cổ Huổi Pa thuộc bản Tà Bản, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa có tọa độ 20"37514" vĩ Bắc và 104493780" kinh Đông, độ cao so với mặt nước biển trên 130m. Di tích nằm ở chân núi, cạnh một con suối nhỏ gọi là Huổi (suối) Pa. Khu vực phân bố di tích thuộc lưu vực sông Mã phía tây tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình, Cảnh quan môi trường ở khu vực này là sự kết hợp giữa những dải đồi núi trùng điệp có mức phân cắt cao và lòng sông dốc hẹp quanh co nhiều thác ghềnh nằm giữa các khe núi, kết hợp với các khu vực suối nhánh đổ ra sông Mã theo dạng xương cá. Giao thông đường bộ và đường sông đều rất khó khăn cho đến hiện nay. Di tích được phát hiện trong đợt “Khảo sát các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể trong khu vực Dự án Thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoa” do Viện Khảo cổ học t...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Thị Loan Anh (2020)

  • Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó, có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy, chống lại sự mai một của tri thức văn hóa bản địa trong quá trình hiện đại hóa tại khu vực này đang là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bầy hai vấn đề chính. Thứ nhất, là nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên hiện nay. Thứ hai, là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa vì sự ổn định và phát triển bền vững hiện nay tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Cuối cùng là kết ...