Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 163 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ngành văn hóa, cộng đồng cư dân sở tại) nên thực hiện các giải pháp phát huy (trực tiếp và gián tiếp) ...

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Phật giáo Nam tông của người Khmer ở vùng Nam bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Những tư tưởng của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ và có những nét đặc trưng riêng ở những vùng đất có người Khmer sinh tồn. Đến nay, những tư tưởng cao đẹp của Phật giáo Nam tông đã hun đúc thành các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ ấn chứa trong hệ thống di sản văn hóa do các nhà sư và cộng đồng Khmer cùng nhau hun đúc. Trong xã hội đương đại, những giá trị tiêu biểu của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải được bảo vệ và phát huy có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng Khmer ở vùng đất phương Nam.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cất nhiều công sức để tra cứu những tư liệu ghi chép trong lịch sử về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng như di tích thờ Bà (Chủ Khố linh từ) ở các thời kỳ phong kiến trước đây nhưng đều chưa tìm được những cứ liệu nào cụ thể, rõ nét. Chúng tôi cũng thử tự mình tra tìm theo một số tài liệu chính sử như Đại Việt ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông Giảm cương mục, hay các cuốn Việt điện U linh, Lĩnh nam chích quái là những sách ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho. Một số cuốn như Bắc Ninh địa dư chí, Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chi, Bắc Ninh tinh khảo dị... của các tác gia người địa phương sống ở thời Lê mạt, thờ...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Theo tư liệu của Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cũng như các tư liệu lưu trữ tại địa phương, Chùa có tên chữ là Linh Ứng Tự, thường được gọi theo địa danh là chùa thôn Ngô. Thôn Ngô là một trong bốn thôn, xưa thuộc xã Cự Linh, Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961, Gia Lâm thuộc Hà Nội và từ cuối năm 2003 một phần đất Gia Lâm chuyển thành quận Long Biên, trong đó, có Thạch Bàn. Chùa hiện nay thuộc tổ 9 phường Thạch Bàn. Chùa Linh Ứng nằm ở phía Đông – Nam của thôn Ngô. Là một ngôi chùa làng nhưng có quy mô và được xây dựng tương đối khang trang nằm trong một khuôn viên rộng gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc thờ Phật, ngoài ra còn một số nhà dùng để thờ các vị thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2020)

  • Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Anh (2020)

  • Nằm ở phía Tây của tỉnh Saga, Arita là cái nôi của công nghiệp sản xuất gốm sứ Nhật Bản. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên, đã có thời gian dài Arita mô phỏng hoàn toàn theo các sản phẩm sứ Trung Quốc. Qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, cùng với những lợi thế của từng địa phương trong khu vực, Arita đã dần dần cải biến, dung nhập những yếu tố ngoại lai và thực sự thành công trong kỹ thuật chế tác để đưa ra các sản phẩm thực sự tinh tế của mình. Trải qua hơn 400 năm lịch sử hình thành và phát triển, cùng chính sách bảo tồn nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, sản phẩm sứ Arita đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...