Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 34 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2019)

  • Kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem lại nhiều thách thức không chỉ cho mỗi ngành, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng to lớn tới xã hội trong đó có văn hóa đọc. Để xây dựng một xã hội đọc và cao hơn là xã hội học tập, mỗi cá nhân cần tự xây dựng văn hóa đọc trên cơ sở trau dồi thói quen đọc, kỹ năng và sở thích đọc. Bài viết đề cập tới yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa đọc của mỗi cá nhân và cộng đồng đặc biệt nhấn mạnh vào những yếu tố mới xuất hiện trong kỷ nguyên số. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với hệ thống thư viện nhằm kích thích, bồi dưỡng và phát triển văn hóa đọc cho người dân.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • In the context of the world Vietnam is developing diversified types of tourism and non - traditional tourism products today. Many new types have been researched, deployed, shaped and developed to serve to the increasingly in developing countries, with agriculture and livestock production as a major contribution to their livelihoods not only in economic terms bat also in terms of social aspects, environmental protection of the natural, cultural and historical roots.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2019)

  • Sự tác động của khoa học công nghệ đang dần làm thay đổi khái niệm về thư viện. Nếu như trước đây, khi nói đến thư viện, chúng ta sẽ liên tưởng đến tòa nhà với những phòng đọc sách rộng, những kho lưu trữ lớn, thành phần chính là các bản sách, báo, tạp chí,... hiện hữu ở dạng vật chất thì ngày nay dường như những điều đó đã không còn phù hợp. Sự tiến bộ về khoa học máy tính, khoa học thông tin và công nghệ lưu trữ điện từ đã làm cho các loại tài liệu tồn tại ở dạng vật chất đang dần bị thay thế bởi một định dạng mới đó là định dạng điện tử. Với định dạng này, các thư viện sẽ không còn cần đến không gian lưu trữ, không cần đến những tòa nhà vôi nữa, thậm chí không cần người dùng tin phải đến thư viện. Họ có thể ngồi bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào vẫn có khai thác được nguồn tài nguyên th...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2019)

  • Xứ Lạng trong tâm thức của người Việt là một vùng đất biên cương của Tổ quốc. Vùng đất này giữ một vị thế đặc biệt về đặc điểm vị trí địa lý cũng như chính trị - xã hội của vùng Đông Bắc cũng như của cả nước. Từ xưa đến nay, xứ Trung Quốc, cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc tiếp xúc - giao lưu văn hóa trong nội vùng và ngoại vùng. Tộc người chủ thể Tày - Nùng với lịch sử và văn hóa riêng của họ tạo ra nét đặc thù cho vùng đất xứ lạng. Xứ lạng được biết đến từ những câu nói dân gian cho đến sự định hình về một tiểu vùng văn hóa biên giới giàu bản sắc.

  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2019)

  • Thời đại hội nhập và toàn cầu hóa đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao đối với việc đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Như vậy, phải xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp trong các chương trình đào tạo đại học nhằm giúp người học thích nghi với bối cảnh mới khi ra trường, trong đó có năng lực văn hóa xã hội và học tập suốt đời, là những năng lực then chốt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các lĩnh vực.

  • Article


  • Authors: Phạm,Lan Oanh (2019)

  • Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01 - 12 - 2016, đến nay đã trải qua hai năm, do vậy, chúng tôi nhận thấy cần có đánh giá quan điểm, thái độ, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu trong nước thể hiện qua các sách, công trình, đề tài, bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có nội dung đề cập tới tín ngưỡng thờ Mẫu và đi đến nhận định rằng: Hành trình đến với danh hiệu và hậu vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của tín ngưỡng này thể hiện quá trình thay đổi tư duy quản lý văn hóa của các nhà quản lý, cũng như của các nhà khoa học về giá trị của di sản văn hóa.

  • Article


  • Authors: Đào,Thị Tuyết Mai (2019)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, truyền thông không chỉ kết nối cộng đồng mà còn trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, giữa Trung ương với địa phương, trong nước và quốc tế. Thông tin trên các phương tiện truyền thông đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nước kịp thời nắm bắt, phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông đối với các lĩnh vực hoạt động của ngành, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giành sự quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh truyền thông văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động truyền thông văn hoá vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và cần phải có định hướng mang tầm chiến lược<...

  • Article


  • Authors: Chu, Vân Khánh (2019)

  • Công nghiệp 4.0 ra đời kéo theo đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã hướng tới một cách tiếp cận mới để đạt được những kết quả không thể có được 10 năm trước nhờ những tiến bộ trong công nghệ. Với vai trò là tổ chức trung gian, tạo điều kiện cho sử dụng tiếp cận nhanh chóng đến thông tin và nguồn cấp tin dưới nhiều hình thức, thư viện là một trong những cơ quan cần có sự thay đổi về chất để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Bài viết giới thiệu một số mô hình thư viện thông minh trên thế giới và vai trò của cán bộ thư viện - những người tổ chức và vận hành, đồng thời đưa ra những yêu cầu và giải pháp đối với cán bộ thư viện Việt Nam để có thể vừa tận dụng được những điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng, vừa đảm bảo bắt kịp xu thế phát triển của nhu cầu thông tin trong kỷ n...