Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-17 of 17 (Search time: 0.012 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Nếu chất liệu đất sét là một chất liệu phổ biến trong các chất liệu thủ công thì thủy tinh lại là chất liệu mê hoặc nhất. Dưới tác động của ánh sáng, vẻ đẹp của thủy tinh lại trở nên lung linh, kỳ ảo. Một trong những hình thức phổ biến của nghề thủy tinh truyền thống trên thế giới là tranh kính màu gắn trên những ô cửa sổ. Cửa sổ kính màu nghệ thuật là một trong những tài sản tuyệt mỹ của các nhà thờ Thiên chúa giáo; những ô cửa kính màu có vai trò quan trọng trong kiến trúc nhà thờ và tiếp tục được sử dụng trong những công trình xây dựng mới khắp thế giới. Mặc dù khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về nguồn gốc, kỹ thuật chế tác tranh kính màu. Bài viết góp phần làm sáng tỏ nội dung này để làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về giá trị ...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trên cơ sở giới thiệu Chương trình Nghệ thuật Bích họa ở thành phố Philadelphia (Mỹ), bài viết chỉ ra những tác động của Chương trình Nghệ thuật Bích họa đổi với đời sống xã hội của thành phố Philadelphia. Thành công của chương trình có thể được nhìn nhận như là một bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc phát triển các không gian Nghệ thuật công cộng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Từ đó, cho thấy tiềm năng xây dựng các địa điểm/không gian Nghệ thuật công cộng trở thành những gói sản phẩm dịch vụ văn hóa góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng dân cư.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2018)

  • Chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây, thúc đẩy mỹ thuật trở thành loại hình nghệ thuật phát triển năng động trong giai đoạn 1986 - 2006. Mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với các giai đoạn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện cực đoan, tiêu cực, lệch chuẩn, thương mại đơn thuần dẫn đến chảy máu di sản mỹ thuật và chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống trong di sản mỹ thuật Việt Nam sau này. Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến tr...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2015)

  • Thị trường nghệ thuật cũng giống như thị trường nói chung là tổng hòa của các mối quan hệ thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường nghệ thuật còn mang tính đặc thù như khó định giá, giao dịch không thường xuyên, phí tổn giao dịch tốn kém. Thị trường nghệ thuật ở Hà Nội xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên phải đến thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 trở đi) nó mới có điều kiện phát triển. Cho đến nay, thị trường nghệ thuật ở Hà Nội vẫn là thị trường sơ cấp, chưa xuất hiện thị trường thứ cấp. Vì vậy nó vẫn đang cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2020)

  • Trong Từ điển tiếng Việt, mỹ thuật (Fine Arts) được hiểu là hội họa và điêu khắc, còn nghệ thuật thì được hiểu là những môn nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh, múa, ca hát... Từ nửa cuối thế kỷ XX, sự phát triển của các quan niệm thẩm mỹ mới, các trào lưu mỹ thuật đều gắn với từ Nghệ thuật (Art) dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, gây hiểu lầm trong tiếng Việt và trong nghiên cứu mỹ thuật. Bắt đầu từ việc giới thuyết khái niệm mỹ thuật với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bài viết làm rõ sự phát triển của mỹ thuật trong thế kỷ XX, từ đó cho thấy sự biến đổi của nội hàm khái niệm này.