Thông tin tài liệu


Nhan đề : Chuyển đổi số và mã nhận diện thường trực cho các đối tượng trong các cơ sở giáo dục đại học
Tác giả: Lê, Trung Nghĩa
Năm xuất bản : 2023
Tóm tắt : Chuyển đổi số cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với dữ liệu lớn và luôn phải có biện pháp tăng cường dữ liệu. Một trong những thách thức lớn của khoa học tăng cường dữ liệu là tạo thuận lợi cho việc phát hiện tri thức bằng cách hỗ trợ cho cả con người và máy trong khám phá, truy cập, tích hợp và phân tích dữ liệu khoa học phù hợp nhiệm vụ và các thuật toán/các tiến trình có liên quan. FAIR được hiểu là một tập hợp các nguyên tắc làm cho dữ liệu Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, và Sử dụng lại được (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable). Để các nguyên tắc dữ liệu FAIR hoạt động được trong bối cảnh chuyển đổi số và chuyển đổi sang khoa học mở, điều kiện tiên quyết là phải sử dụng các mã nhận diện thường trực - PID (Persistent Identifiers). Ngày nay, mã nhận diện thường trực thường được sử dụng để quản lý các đối tượng kỹ thuật số. Bài viết này gợi ý rằng các tổ chức giáo dục đại học, cũng như các thư viện, giáo viên và nhà nghiên cứu cần sử dụng mã nhận diện thường trực trong việc quản lý các đối tượng số. Cụ thể bài viết đưa ra định nghĩa FAIR, các nguyên tắc dữ liệu FAIR, khái niệm PID, các đặc tính của PID và việc phân loại PID. Trên cơ sở các phân tích về PID và hệ thống PID trong thực tiễn, tác giả đề xuất một số gợi ý về các PID nên ưu tiên sử dụng trong các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu.
URI: http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/17890
Trong bộ sưu tập: LĨNH VỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
XEM MÔ TẢ

13

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • Hội thảo khoa học quốc tế ĐHVH-trang 210-225.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 3,75 MB

    • Định dạng : Adobe PDF



  • Khi sử dụng tài liệu trong thư viện số bạn đọc phải tuân thủ đầy đủ luật bản quyền.