Thông tin tài liệu


Nhan đề : Những di sản văn hóa Khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình
Tác giả: Trình, Năng Chung
Năm xuất bản : 2019
Tóm tắt : Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, tiêu biểu cho bản sắc Mường. Cùng với đó, nghiên cứu mộ Mường ở Hòa Bình đã góp thêm nhiều tư liệu quý, có giá trị khoa học để tìm hiểu nhiều khía cạnh về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mường. Những tư liệu đó đóng góp vào việc truy tìm nguồn gốc tộc Mường, một tộc người anh em có chung cội nguồn xa xưa với dân tộc Việt.
URI: http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/17117
Trong bộ sưu tập: LĨNH VỰC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
XEM MÔ TẢ

18

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • NCVH SO 29-Trình Năng Chung.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 217,91 kB

    • Định dạng : Adobe PDF



  • Khi sử dụng tài liệu trong thư viện số bạn đọc phải tuân thủ đầy đủ luật bản quyền.