Item Infomation


Title: Nghệ nhân Mo trong đời sống của cộng đồng người Mường ở xã Phong Phú huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình
Authors: Bùi, Ngọc Anh
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Văn Hóa Hà Nội
Abstract: Mo Mường là di sản văn hoá phi vật thể độc đáo và đặc sắc của dân tộc Mường, chủ yếu được lưu truyền cho đời sau bằng hình thức truyền khẩu. Nội dung của mo Mường rất phong phú, tích tụ gần như toàn bộ giá trị hợp thành văn hoá Mường, bao gồm lịch sử, văn học, xã hội, nghệ thuật, tín ngưỡng, sinh hoạt... Đồ sộ về số lượng, phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức thể hiện, mo Mường được ví như cuốn bách khoa thư dân gian phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường. Là một trong 4 địa bàn Mường cổ nổi tiếng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, cộng đồng người Mường ở huyện Tân Lạc xưa là Mường Bi còn bảo lưu được những áng Mo cổ và có nhiều nghệ nhân Mo đang nắm giữ và thực hành di sản văn hoá mo Mường. Nghệ nhân Mo Mường là những người hiểu biết, có bề dày kinh nghiệm, uy tín, am hiểu phong tục, tập quán, luật lệ của bản Mường nên được người Mường gọi rất tôn kính là "thầy Mo”. Thầy Mo nắm giữ các bài mo, có nổ (tức là có dòng dõi làm mo), có các đồ tế khí và là người trực tiếp thực hành diễn xướng các bài mo, đứng ra làm chủ tế trong các nghi lễ mo. Do vậy, thầy Mo giữ vai trò như điểm tựa tinh thần trong cộng đồng người Mường trước bao biến động của cuộc sống, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hoá Mo Mường trong cuộc sống đương đại. Thống kê toàn tỉnh Hoà Bình hiện có khoảng 200 nghệ nhân Mo Mường đang nắm giữ và thực hành di sản, chủ yếu là các thầy Mo đã cao tuổi, rất ít nghệ nhân trẻ tuổi. Với trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm nghệ nhân Mo chính là những người đã có công gìn giữ hồn cốt di sản, là những truyền nhân xuất sắc nắm giữ, thực hành di sản, phát huy giá trị của di sản trong cuộc sống cộng đồng. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường, một trong những biện pháp trực tiếp và hiệu quả nhất mà chính quyền các cấp đã triển khai đó là đề cao vai trò của nghệ nhân Mo trong Mo Mường, thực thi chính sách quan tâm, tôn vinh những nghệ nhân Mo Mường – Kho tàng nhân văn sống của người Mường. Đồng thời, tập hợp nghệ nhân, tiến tới vận động thành lập các câu lạc bộ về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường tại địa bàn các xã, huyện; nghiên cứu chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân nắm giữ di sản Mo Mường, xem xét lập hồ sơ công nhận nghệ nhân ưu tú theo quy định. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng là phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa của Mo Mường để nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng xã hội; lựa chọn, đưa một số nội dung trình diễn văn hóa Mo Mường vào các chương trình, sự kiện của tỉnh nhằm quảng bá sâu rộng về di sản văn hóa Mo Mường. Trong những năm gần đây, chính quyền xã Phong Phú, huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình cũng đã có những nhận thức và giải pháp phù hợp nhằm đề cao vai trò, vị thế của nghệ nhân Mo trong cộng đồng. Sự cố gắng của chính quyền nơi đây đã có những tác động tích cực nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mo Mường tại địa phương. Dù cuộc sống của người Mường đang từng ngày thay đổi, đi kèm theo đó là sự mai một dần của các giá trị văn hoá truyền thống nhưng người Mường xã Phong Phú, huyện Tân Lạc vẫn duy trì nhiều sinh hoạt văn hoá và các nghi lễ vòng đời có liên quan đến thày Mo, từ sinh con, hôn nhân, làm nhà, ăn cơm mới, chuyển chỗ ở, tang ma, lễ hội… đều có sự tham gia góp mặt của thày Mo. Vì vậy, nhận thức đúng vai trò của nghệ nhân Mo và phát huy các vai trò tích cực của nghệ nhân Mo trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường, đồng thời xây dựng nếp sống mới của cộng đồng người Mường là nhiệm vụ cấp bách cho chính quyền, các cấp quản lý văn hoá ở địa phương.
URI: http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/16840
Appears in Collections:Nghiên cứu khoa học sinh viên
ABSTRACTS VIEWS

54

VIEWS & DOWNLOAD

0

Files in This Item:
Thumbnail
  • HUC.Bùi Ngọc Anh. Đề tài tham dự.pdf
      Restricted Access
    • Size : 2,48 MB

    • Format : Adobe PDF



  • Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.