Item Infomation
Title: | Con người chấn thương trong văn xuôi của một số nhà văn nữ di dân |
Authors: | Nguyễn, Mai Anh |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Đại học Văn Hóa Hà Nội |
Abstract: | Con người chấn thương trong văn xuôi của các nhà văn nữ di dân hầu như đều phải chịu đa chấn thương. Đó là những chấn thương gây ra bởi sự vượt ngưỡng quá mức chịu đựng do những biến động của lịch sử đẩy con người vào thảm cảnh chiến tranh hay bỏ quê hương đi xa xứ, đó cũng có thể là những chấn thương diễn ra trong đời sống đường nhật bởi sự đổ vỡ, mất mát về đời sống gia đình. Tìm hiểu vấn đề con người chấn thương trong văn xuôi của Kim Lefevre, Linda Lê và Đoàn Minh Phượng, người viết bước đầu phân loại dạng thức của con người chấn thương dựa trên những nguyên nhân khiến cho các nhân vật sang chấn tinh thần, qua đó tìm hiểu những biểu hiện phát sinh như một hệ quả của chấn thương để nắm bắt được nghệ thuật tạo dựng kiểu nhân vật chấn thương trong sáng tác của các nhà văn nữ di dân. Trong địa hạt của văn học di dân, vấn đề về căn tính, nguồn cội và bản sắc văn hóa của một cá nhân, lẫn một dân tộc người là vấn đề vô cùng nổi bật. Những nhà văn di dân hiểu rõ thân phận của một kiếp người tha hương, trôi nổi và khủng hoảng về căn tính, vì thế họ sẽ có những cách đối thoại khác nhau về những chủ đề được toàn thế giới quan tâm đến như vấn đề về sự hòa nhập văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, lẫn vấn đề di dân thế nào để không bị hòa tan về bản sắc. Đó là những chủ đề còn vắng bóng trong đời sống của văn học Việt Nam trong nước. Và ở những con người chấn thương do khủng hoảng căn tính và va đập về văn hóa, tiếng nói của chấn thương đã giúp con người nhận thức được tầm quan trọng của tính dân tộc, văn hóa và nguồn cội đầy thiêng liêng. Chấn thương hủy diệt đời sống của con người, nhưng chấn thương không đồng nghĩa với một bản án kết thúc. Từ những tàn tích để lại, theo như Anna Gotlib đã nói, một người vẫn có thể kiến tạo lại thế giới của mình, bởi chấn thương: “là câu chuyện về sự kiến tạo ý nghĩa, làm lại ý nghĩa”. Việc lãng quên quá khứ không giúp xóa mờ vĩnh viễn một nỗi đau, mà coi nhẹ những gì đã xảy ra như một cách để nói giảm nói tránh khỏi vấn đề cũng không giúp người ta giải quyết được hoàn toàn vấn đề ấy. Nghệ thuật phóng chiếu vào chấn thương, không chỉ để nói lên sự hủy diệt của những sự kiện bạo lực như chiến tranh, những thương tổn mà con người gây ra với nhau bằng việc chối bỏ, từ chối thấu hiểu và cảm thông, mà còn để nói lên cách con người đối mặt với những gì vượt quá ngưỡng chịu đựng, cách con người thu nhặt lại từng mảnh vỡ, cách con người không ngừng truy tìm khát vọng sống để vực dậy chính mình, và cuối cùng là thông qua muôn vàn khổ đau, gắng tìm lấy cho mình một con đường để sống chung với nỗi đau đã xảy đến. |
URI: | http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/16836 |
Appears in Collections: | Nghiên cứu khoa học sinh viên |
ABSTRACTS VIEWS
75
VIEWS & DOWNLOAD
0
Files in This Item:
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.