Search

Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 66 (Search time: 0.017 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số đã thẩm sâu vào mọi lĩnh vực, làm thay đổi cách con người kết nối và giao dịch. Ngành Luật cũng không nằm ngoài dòng chảy thời đại này. Đại dịch Covid-19 như một chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi số đối với việc đào tạo luật để thích ứng với trạng thái "bình thường mới" trong tương lai. Bài viết này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất liên quan đến sự ra đời của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục pháp luật, các thách thức đối với nghề nghiệp ngành luật, các gợi ý để đảm bảo chất lượng đào tạo gắn lý thuyết với thực hành thông qua kho dữ liệu mở và các tòa án ảo. Tác giả bài viết nhân định, việc đào tạo sẽ trải qua những thay đổi lớn trong những năm tới đây bởi sự chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp lý.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2021)

  • Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học được sự quan tâm của ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hướng tới tự chủ đại học. Hiện nay ở nước ta có nhiều trường đại học thí điểm tự chủ, đào tạo của các trường chịu sự tác động của cơ chế thị trường, nhiều trường vẫn còn nhiều lo lắng tìm ra con đường phát triển phía trước, trong đó có trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo các sinh viên chủ yếu thuộc nhóm ngành xã hội cũng đang ở giai đoạn tự chủ. Chính vì thế việc đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đã trở thành vấn đề cấp thiết, thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường hướng tới tự chủ đại học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh Trâm (2021)

  • Tri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm (2023)

  • This paper purpose aims to present Existing problems and Recommendation Base for PROVISION OF ENVIRONMENTAL CRIMINES IN Criminal Law. By using qualitative and analytical methods, descriptive method for primary model, synthesis and discussion methods. This study find out that: After implementation, the Law on Environmental Protection, besides advantages such as curbing the increase in environmental pollution, is an effective legal tool to contribute to more effective environmental protection also revealed some shortcomings and limitations that need to be amended and supplemented to match the development trend of the country. Also, during more than 30 years of doi moi in Vietnam, serious environmental violations have become a challenge for authorities in law enforcement and law enforc...

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diêm (2022)

  • Để khẳng định vai trò, nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc phát triển văn hóa pháp luật thì sự đóng góp của Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đóng vai trò rất lớn trong những năm gần đây. Bài viết sẽ phân tích, đánh giá về thành tựu và đóng góp khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong việc phát triển văn hóa pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp.

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Đình Ngãi (2022)

  • Thiết nghĩ, khi hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sư chặt chẽ, một số cán bộ nhà nước còn thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ trong việc quản lý đất đai, nên dẫn đến nhiều mẫu thuẫn giữa người dân và cơ qua nhà nước trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Hiền pháp năm 2013 khẳng định: "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật". Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm; trong đó việc xác định giá đất, định giá đất có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể kinh tể đổi với Nhà nước và có tác động lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hiện nay, ...

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Đỗ, Thị Hà (2022)

  • Đa dạng sinh học là yếu tố đặc biệt quan trọng, sống còn với phát triển bền vững, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của kinh tê xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh vật còn yếu kém đã làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng, nhiều loại động thực vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chúng. Thực tế cho thấy các tội phạm về môi trường liên quan đên đa dạng sinh học ngày càng gia tăng. Bài viết tập trụng nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) về các tội phạm môi trường liên quan đến đa dạng sinh học.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động rất quan trọng nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án khai thác khoáng sản để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu của dự án đến môi trường. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng từ các dự án khai thác khoáng sản có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thi hành tại VIệt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình thực thi nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạ...