Search

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 86 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Phong; Lê, Tuấn Dung (2020)

  • Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2015)

  • Bài viết nhằm mục đích giải mã những "đối thoại ngầm" của Nguyễn Du trong những bài thơ đề vịnh nhân vật lịch sử hoặc thiên nhiên, con người trên đường đi về những vấn đề chính trị, văn hóa, văn chương, từ đó tiếp tục tìm kiếm, khẳng định tầm vóc tư tương của Nguyễn Du trong giao lưu chính trị - văn hóa khu vực, ở khả năng tạo nên những đối thoại khẳng định tư thế bình đẳng, tự chủ trước quyền lực chính trị và văn hóa của "thượng quốc"

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2019)

  • Đào tạo viết văn đã có truyền thống ở Việt Nam, gắn với lịch sử 40 năm hình thành, phát triển của Trường Viết văn Nguyễn Du, nay là khoa viết văn, báo chí thuộc Trường đại học văn hóa Hà Nội. Trước yêu cầu thực tiễn đổi mới căn bản giáo dục đào tạo và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, việc xác định mục tiêu, chương trình đào tại theo hường cập nhập, hiện đại, hiệu quả vừa là đòi hỏi tất yếu đối với các ngành đào tại nói chung, đồng thời mở ra triển vọng duy trì, phát triển ngành học vấn mang tính đặc thù, có bề đày truyền thống này ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2015)

  • Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung Hưng (1533-1788). Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng: đối thoại văn hóa và giao tình văn chương qua thơ xướng họa; vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức trang thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu hướng thơ ký sự

  • Article


  • Authors: Mai, Anh Tuấn (2015)

  • Bài viết mô tả, phân tích mối bận tâm của Nguyễn Huy Thiệp về đau ốm, bệnh tật và cái chết cũng như là những thực trạng thân thể nhân sinh khó nắm bắt mà xã hội Việt Nam hậu chiến đang phải đối mặt, và đồng thời, như là những chủ đề suy tư mang tính triết học mà bản thân nhà văn, trước bối cảnh văn hóa văn chương mới, có nhu cầu lên tiếng