Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí người kể chuyện đứng cao hơn cả thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt chuyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Lấy tiếng cười làm phương thức chủ đạo để nhận thức và phản ánh hiện thực, văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng đã hướng đến nhiều đối tượng, nhiều vùng khác nhau đã gây ra được sự chú ý đặc biệt của công luận. Một trong những vấn đề nổi bật của tiểu thuyết hài giai đoạn này là chuyển từ tiếng cười "đơn trị" sang tiếng cười "đa trị", tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau trước những hiện tượng thẩm mỹ phức tạp: hài hước bông lơn, phê phán đả kích, âu lo hoang mang trong xã hội đương đại.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • Từ sau 1075, văn xuôi đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Không khí chiến tranh dần lui vào dĩ vãng, chất sử thi nhạt dần. Sau mấy chục năm miêu tả cái anh hùng, cao cả, nay văn học có điều kiện đi sâu vào khai thác cái đương đại đang diễn ra, biến đổi với không ít những mảng màu đen tối, nhức nhối của cuộc sống thời kinh tế thị trường. Không khí dân chủ, tinh thần dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật" đã khuyến khích các nghệ sĩ khám phá mặt trái, mặt tiêu cực của đời sống. Cái hài cuộc đời được chuyển hóa thành cái hài văn học với sự xuất hiện phong phú các sắc thái tiếng cười hài hước, phê phán, suy ngẫm, âu lo... trong tiểu thuyết từ sau 1986. Trong đó, đáng chú ý là sắc thái hài hước đen góp phần thể hiện sự vận động của tiếng cười từ truyền thốn...

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hoài Thanh (2017)

  • "Những đứa con rải rác trên đường" là cuốn tiểu thuyết mới nhất hiện nay của nhà văn Hồ Anh Thái. Thông qua hệ thống các nhân vật nghịch dị, tình huống nghịch dị và ngôn ngữ nghịch dị, tác giả đã kiến tạo cho riêng mình một mình phong cách trào phúng độc đáo trong dòng văn học đương đại Việt Nam- với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tiếng cười. Ngòi bút Hồ Anh Thái có cảm hứng đặc biệt trước một hiện thực ngổn ngang những cái vô lý, nực cười, suy đồi, quái gở. Bằng thái độ lật tẩy, cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ đem đến tiếng cười giễu nhại mà còn ẩn chứa những thông điệp có ý nghĩa thức tỉnh con người.

  • previous
  • 1
  • next