Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-18 of 18 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lại, Vũ Kiều Trang (2021)

  • With the continuous development of the economy Society, adults often work with jobs to meet the increasing financial requirements of the family. Although giving birth and educating children is a parent's right and obligation, in some families, especially those with multiple generations, he is often the one to take care of and educate the grandchildren, when parents go to work. This thing offers significant benefits but also many negative effects. The article summarizes the research on his influence on the design work and the education of children. It is the basis for in-depth studies in the field of family studies and sociology. Keywords: Grandparents, care, grandchildren, family

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2021)

  • Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) bắt nguồn từ Nghĩ quyết số 26 ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đề ra mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2021)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Bằng câu nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh", Người đã định nghĩa về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, coi đạo đức là đặc trưng bản chất hãng đầu của Đảng. Mặt khác, thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bị hàng ngày mà cùng cố và phát triển" nên Người rất kiên trì giáo dục đạo đức cách mạng cho cản bộ, đảng viên. Điều đáng chú ý là trong các phẩm chất đạo đức cần có của người cách mạng thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là những phẩm chất được Người nói đến nhiều nhất. Bằng lời nói cũng như hành động, Người không chỉ luận giải sâu sắc về “tứ đức” của người cách mạng mà còn là biểu hiện ngời sáng của những phẩm chất cao quý đó. Chủ trương xây dựng Đảng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Tuyết (2021)

  • Thực tế cho thấy, những giá trị của văn hóa Phật giáo có nét tương đồng với giá trị văn hóa Việt Nam, do vậy việc phát huy giá trị văn hóa của đạo Phật góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những hạn chế suy thoái đạo đức, lối sống do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả hưởng đến làm rõ mối quan hệ giữa giá trị văn hóa Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của người người Việt. Vai trò phát huy giá trị văn hóa Phật giáo, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị để phát huy giá trị văn hóa Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2021)

  • Trong lịch sử triết học đã có rất nhiều luận giải khác nhau về sự hình thành, phát triển của văn hóa và khả năng nhận thức của con người về sự tồn tại văn hóa. Các triết gia Đông,Tây từ cổ đại đến cận đại đã đưa ra cách nhìn nhận khá toàn diện và sâu sắc những vấn đề chung về văn hóa. Tuy nhiên, bản chất của văn hóa vẫn chưa được luận giải chính xác. Trên cơ sở kế thừa, khắc phục những hạn chế trong quan điểm về văn hóa của các triết gia đi trước, Mác – Ăngghen luận giải vấn đề văn hóa một cách hoàn chỉnh.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thanh Mai (2021)

  • Dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học đang là yêu cầu cấp thiết mà xã hội, Chính phủ, trực tiếp là Bộ chủ quản đang đòi hỏi từ các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, cao đẳng. Chuyển sang một mục tiêu đào tạo khác hẳn với truyền thống trước đây, không phải dễ thực hiện ngay được. Nội dung. phương pháp giảng dạy học tập, phương tiện, vai trò, năng lực của các chủ thể... tham gia quả trình đào tạo tất thảy đều thay đổi và nâng cao lên một mức. Sinh viên chuyển từ thể bị động tiếp thu kiến thức sang thể chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu. Giảng viên giảm bớt thời gian giảng dạy trên lớp mà chuyển sang vai người huấn luyện viên đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập với mục tiêu đạt được các yêu cầu chuẩn đầu ra mà chương trình môn h...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2021)

  • Thực hiện Luật HTX năm 2012, nhóm HTX chăn nuôi hoạt động hiệu quả đã chức bộ máy như sau: Đại hội xã - cấu tổ chức bộ máy như sau: Đại hội thành viên/HDQT (cơ quan quản lý)/GĐ co (Tổng GĐ)(cơ quan điều hành)/BKS. Như vậy, không chỉ thay đổi tên gọi trong bộ máy tổ chức HTX mà cơ cấu tổ chức cũng có sự CĐ trước và sau đăng ký lại theo Luật HTX 2012. Các HTX trước chuyển đổi chưa có sự tách bạch giữa bộ máy quản lý và bộ máy điều hành, chưa chính thức trao quyền điều hành cho chủ nhiệm HTX mà tất cả quyền lực tập trung ở BQT cho dù HTX có lựa chọn mô hình tổ chức 1 bộ máy là Trưởng BỌT kiêm Chủ nhiệm HTX hay 2 bộ máy độc lập là Trưởng BỌT không kiêm Chủ nhiệm HTX. Nhóm HTX chăn nuôi hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 đã có sự CĐ về cơ cấu tổ chức bộ máy: Bộ máy tổ chức của ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Đình Lâm (2021)

  • Trong nghiên cứu khoa học, những phát hiện mới của công trình được thể hiện rất rõ ngay ở các giả thuyết và hệ thống luận điểm được xây dựng để làm rõ giả thuyết, hệ thống luận cứ được trình bày để chứng minh cho luận điểm cũng như khẳng định giả thuyết. Để luận giải luận cứ và kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục, nhà khoa học sử dụng các phương pháp luận chứng như một nghệ thuật trong lập luận khoa học, làm tăng tính lý luận cho mỗi công trình. Mối quan hệ logic giữa giả thuyết, luận điểm, luận cứ và phương pháp luận chứng có vị trí, ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.