Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 152 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2016)

  • Thế giới hiện nay đang trải qua một thời kỳ biến đổi cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ số, đã có bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, dẫn tới những thay đổi to lớn trong xã hội loài người. Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ và hai đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Cách mạng khoa học và công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hà Chi (2018)

  • Từ lâu, quan hệ tôn giáo và khoa học, so sánh chúng như những hiện tượng phổ biến của xã hội, đã thu hút sự quan tâm của nhiều thời kỳ. Một trong những quan điểm khá tiêu biểu của một học giả Đông Á - Theo P.A. Payutto - có xu hướng coi thường tôn giáo một cách cắt cổ để hạ thấp khoa học bằng những nhận thức sai lầm, những quan sát và những lập luận phiến diện. Các khía cạnh của cả khoa học và tôn giáo, mối quan hệ thực tế giữa chúng trong đời sống xã hội hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hà Chi; Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Derived from identifying the four roles of philosophy in the development of education, the paper addresses the framework for the "triple fields" of Educational science - Philosophy of education - Education (including the theory of ethical education), in which the philosophy of education in particular; thereby defining the content and structure of educational philosophy based on different scientific approaches. All of these arguments are to support the transformation of the teaching model from "impartial" to "constructive", from "focusing on knowledge" to "focusing more on virtue" and and arousing and training capacity for learners.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2014)

  • Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề văn hoá. Nội dung chủ yếu trong đường lối văn hóa từ 1930 đến 1943 là về vấn đề tuyên truyền của Đảng, vận động quần chúng nhân dân, đòi một số quyền lợi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bình đẳng nam nữ và phát triển giáo dục... Ở thời kỳ này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo trí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức sắc bén. Đến năm 1943, trong bối cảnh lịch sử đầu năm 40 của thế kỷ XX, Đề cương văn hóa ra đời đã trình bày hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ra đời. Là đỉn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2017)

  • Lịch sử nhận thức của nhân loại cho thấy có những khái niệm chung xuất hiện từ rất sớm, nhưng trải qua cả một thời gian dài chúng không mất đi cũng không bị thu hẹp lại mà được mở rộng ra và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoa học. Tham luận có mục đích làm rõ sự vận động theo chiều hướng ngày càng lớn dần về nội hàm và ngoại diên của khái niệm, qua đó giúp cho các giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh củng cố phương pháp luận trong quá trình luận giải các phạm trù chuyên môn như vật chất, ý thức, cái chung, cái riêng, giai cấp, hàng hóa, lao động, v.v.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2019)

  • Vai trò của giảng viên không chỉ là chuyên gia về nội dung giảng dạy, người thúc đẩy quá trình học tập, nhà thiết kế chương trình bài giảng mà còn là nhà tư vấn và đánh giá giáo dục. Với tư cách là nhà thiết kế, giảng viên cần đặt người học là trung tâm quá trình dạy và học, thiết kế các tài liệu giảng dạy như thế nào để có thể tích cực học và kích thích người học. Để đảm nhiệm được vai trò vừa là giảng viên, vừa là chuyên gia về nội dung giảng dạy thì giảng viên phải không ngừng học tập trau dồi kiến thức và áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Đổi mới đào tạo giảng viên luôn được Đảng ta quan tâm vì giảng viên là người quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo, là người trực tiếp tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước. Góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của nhà...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2016)

  • Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở học thuyết Mác-Lênin con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào và quyết định đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. Với nguyện vọng cháy bỏng là được đến nước Nga, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới để học tập kinh nghiệm lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống, giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin. Bài viết này chỉ lược thuật một số sự kiện gắn với quãng thời gian Người sống và làm việc ở quê hương Cách mạng Tháng Mười (1923-1924) - quãng thời gian không dài lắm (16 tháng) nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc mà cả đối với phong trào giải...