Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 11 (Search time: 0.018 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2018)

  • Hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mang lại những tác động tích cực đối với du lịch Việt Nam đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực. Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch ASEAN góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay. Để tăng thêm sức hấp dẫn của ngành Du lịch, khắc phục được những tồn tại, tận dụng tốt cơ hội trong AEC, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2017)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực của chúng ta sang thế giới số, cuộc cách mạng này có tốc độ và quy mô vô cùng lớn, có khả năng làm thay đổi tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, đem đến những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sự bùng nổ của Internet, IoT, Cloud, Mobile là nền tảng cho sự thay đổi này. Cần làm gì để vượt qua thách thức và không bỏ lỡ cơ hội phát triển của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bài viết sẽ phân tích một số cơ hội và thách thức của công nghệ số đối với phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2016)

  • Theo lộ trình, ngày 31/12/2015, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA - TP) chính thức có hiệu lực trong khối AEC. Có thể khẳng định, nhân lực đang bị đánh giá là khâu yếu nhất của ngành du lịch Việt Nam, là lĩnh vực đầu tiên chịu tác động từ Thỏa thuận này, bao gồm cả cơ hội và thách thức. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2016)

  • Sau khi lên thay Chủ tịch Fidel Castro vào năm 2006 và chính thức được bổ nhiệm là Chủ tịch nước năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã triệu tập một hội nghị đặc biệt để bàn về nhiều vấn đề cấp thiết của nền kinh tế Cuba và đưa ra các quyết sách cơ bản về việc hiện đại hóa mô hình kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đánh giá, những chính sách đổi mới vừa được công bố ở Cuba, tuy còn rất rụt rè, nhưng đã phản ánh một xu thế cải cách ở đất nước này. Điều này, một phần xuất phát từ sự thúc bách của hoàn cảnh đất nước và một phần do những bài học kinh nghiệm mà Cuba tiếp thu được từ tiến trình cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2017)

  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong đó nêu rõ: "Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu du lịch phục vụ phức hợp, có quy mô lớn và chất lượng cao". Để thực hiện được những nhiệm vụ đã đặt ra trong Văn kiện Đạ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2016)

  • Gần 30 năm thực hiện Công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững. Có được những thành quả to lớn như ngày hôm nay, các nhà lý luận ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng: Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Chính sách kinh tế mới do V.I. Lênin khởi xướng ở nước Nga Xô-viết vào những năm 20 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin trong "Chính sách kinh tế mới - NEP" vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra nhiều chủ t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2018)

  • Ngày 31/12/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cùng với việc thành lập AEC, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA - TP) chính thức có hiệu lực trong khối AEC. Có thể khẳng định, nguồn nhân lực đang bị đánh giá là khâu yếu nhất của ngành du lịch Việt Nam, là lĩnh vực đầu tiên chịu tác động từ Thỏa thuận này, bao gồm cả cơ hội và thách thức. Bài viết tập trung phân tích về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn của AEC.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2019)

  • Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục với tỷ lệ trung bình trên 10%. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, nhiều chủ trương, chính sách và hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện theo hướng dẫn hỗ trợ du lịch phát triển bền vững như: Định hướng chiến lược, chính sách và các công cụ thực thi, hợp tác quốc tế, truyền thông nâng cao nhận thức... Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chặng đường phát triển của ngành Du lịch nước ta vẫn đang đối diện nhiều thách thức cần vượt qua.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2014)

  • Năm nay là lần thứ 7 liên tiếp Bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam(VNR500) được chính thức công bố nhằm tôn vinh những thành quả của các doanh nghiệp lớn tiêu biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được. Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều những khó khăn thách thức. Trong phạm vi bài viết này tác giả phân tích và có một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.