Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 35 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2016)

  • Thế giới hiện nay đang trải qua một thời kỳ biến đổi cực kỳ nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ số, đã có bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, dẫn tới những thay đổi to lớn trong xã hội loài người. Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ và hai đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Cách mạng khoa học và công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Thu Huyền (2014)

  • Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm tới vấn đề văn hoá. Nội dung chủ yếu trong đường lối văn hóa từ 1930 đến 1943 là về vấn đề tuyên truyền của Đảng, vận động quần chúng nhân dân, đòi một số quyền lợi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bình đẳng nam nữ và phát triển giáo dục... Ở thời kỳ này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo trí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức sắc bén. Đến năm 1943, trong bối cảnh lịch sử đầu năm 40 của thế kỷ XX, Đề cương văn hóa ra đời đã trình bày hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ra đời. Là đỉn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2017)

  • Lịch sử nhận thức của nhân loại cho thấy có những khái niệm chung xuất hiện từ rất sớm, nhưng trải qua cả một thời gian dài chúng không mất đi cũng không bị thu hẹp lại mà được mở rộng ra và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoa học. Tham luận có mục đích làm rõ sự vận động theo chiều hướng ngày càng lớn dần về nội hàm và ngoại diên của khái niệm, qua đó giúp cho các giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh củng cố phương pháp luận trong quá trình luận giải các phạm trù chuyên môn như vật chất, ý thức, cái chung, cái riêng, giai cấp, hàng hóa, lao động, v.v.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2016)

  • Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy ở học thuyết Mác-Lênin con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào và quyết định đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. Với nguyện vọng cháy bỏng là được đến nước Nga, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới để học tập kinh nghiệm lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống, giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin. Bài viết này chỉ lược thuật một số sự kiện gắn với quãng thời gian Người sống và làm việc ở quê hương Cách mạng Tháng Mười (1923-1924) - quãng thời gian không dài lắm (16 tháng) nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc mà cả đối với phong trào giải...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Mai Thanh (2016)

  • Hòa Bình với đặc điểm văn hóa đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế trọng điểm, trong đó có du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh khu vực Thác Bờ. Động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh; đền Thác Bờ với truyền thuyết về hai bà chúa Thác Bờ người Mường và người Dao trở thành điểm thu hút khách du lịch nhất của tỉnh. Do lượng khách du lịch tăng dần theo từng năm nên thực trạng du lịch tại đây cũng có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nằm trong khu vực hồ Hòa Bình, Thác Bờ nhận được sự quan tâm rất lớn từ tỉnh Hòa Bình. Nhận ra tiềm năng du lịch to lớn nơi đây tỉnh Hòa Bình ngày càng chú trọng xây dựng, phát triển Thác Bờ trở thành khu du lịch tâm linh mang nguồn thu kinh tế cho tỉnh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ánh Tuyết (2017)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực của chúng ta sang thế giới số, cuộc cách mạng này có tốc độ và quy mô vô cùng lớn, có khả năng làm thay đổi tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, đem đến những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sự bùng nổ của Internet, IoT, Cloud, Mobile là nền tảng cho sự thay đổi này. Cần làm gì để vượt qua thách thức và không bỏ lỡ cơ hội phát triển của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bài viết sẽ phân tích một số cơ hội và thách thức của công nghệ số đối với phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thu Lan (2015)

  • Trên con đường hội nhập và phát triển, chúng ta cần có điểm tựa, điểm tựa đó chính là văn hóa chứng đựng tinh thần dân tộc, cốt cách dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam luôn đề cao, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc trước sự xâm lăng và nô dịch văn hóa của các cường quốc, nhằm biến dân tộc ta thành một dân tộc phụ thuộc và lãng quên cội nguồn, hòa tan vào các dân tộc lớn khác. Như một bản năng sinh tồn trong dòng chảy lịch sử, cứ mỗi lần có họa xâm lăng, họa đồng hóa, thì sự tự ý thức về bản sắc văn hóa dân tộc lại bùng dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Bối cảnh lịch sử vào những năm đầu thế kỷ XX lại một lần nữa thức tỉnh ý thức đó. Và lực lượng đứng ra gánh vác sứ mệnh lịch sử đó là Đảng cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt ...