Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 81-87 of 87 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2017)

  • Các phương án cho chúng ta thấy , mỗi thành viên trong gia đình nếu nhận thức đúng và có kỹ năng ứng xử khéo léo thì sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa các thành viên, tạo nên sự yên ấm, vui vẻ, nề nếp cho gia đình, gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người; vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, một nội dung rất cần thiết đối với tất cả các thành viên gia đình"

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh (2017)

  • Hệ thống chính sách ASXH được điều chỉnh bộ sung, ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với cơ chế thị trường, gắn các chính sách an sinh xã hội với chính sách phát triển kinh tế, thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi hiệu quả hệ thống an sinh xã hội (Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh ưu đãi về người có công, về người tàn tật, về người cao tuổi...). Các chương trình mục tiêu quốc gia, và quỹ an sinh xã hội như các chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, các quĩ việc làm, xóa đói giảm nghèo, quĩ tình thương... đã và đang đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thực tiễn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Chủ quyền và lợi ích quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của thực dân phương tây thế kỷ XIX. Là một trí thức yêu nước , ưu thời mẫn thế, luôn có tâm thức về sự tồn vong của dân tộc, Phạm Phú Thứ luôn trăn trở với sự nghiệp canh tân, tự cường đát nước. Bài viết này tập trung phân tích những nhìn nhận về duyên hải miền Trung của Phạm Phú Thứ trong cái nhìn tổng thể về lợi ích quốc gia của ông thời kỳ này

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh hay nặng hơn là trầm cảm...Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề để hình thành thái độ , hành vi tích cực

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Phát triển nguồn nhân lực(PTNNL) xét trên quan điểm toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và môi trường khác nhau, nhưng dưới góc độ tao NNL cần đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình. Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là nơi tái sản xuất ra con người, tạo ra cơ sở sinh học- xã hội cho việc PTNNL, lại vừa là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần cho NNL,. Với tư cách là cơ sở xã hội trong PTNNL, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là cầu nối để NNL gia nhập vào đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Do vậy gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NNL cho xã hội hiện tại và tương lai. Gia đình ổn định và phát triển sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển của NNL. Vì thế xây dự...