Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 42 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú (2021)

  • Chính sách văn hóa là một trong năm phương thức quản lý nhà nước về văn hóa với các công cụ của nó. Các công cụ này đã được các cơ quan quản lý văn hóa vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở một số địa phương đối nghệ thuật hiểu diễn có điều kiện phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Bài nghiên cứu để cập đến việc đối mới chính sách văn hóa trang quản lý nhà nước về nghệ thuật hiểu diễn ở nước ta hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2021)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết tập trung vào những xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Qua đó, rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển Đà Nẵng hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Hà (2021)

  • Nhiều nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Thái có xu hướng xác lập “thầy mo Thái” như một khái niệm với nội hàm duy nhất, có tính đơn lập, để chỉ một kiểu người thực hành tâm linh trong cộng đồng. Bài viết này, từ sự phân tích về các nhu cầu/hoạt động tâm linh diễn ra trong cộng đồng Thái (bói toán, cúng gom tìm hồn vía, cúng trị ma, cúng tiễn hồn,…), các hoạt động nhóm nghề của mo bói (dượng), mo cúng hồn (một nhinh, một lao), mo tiễn hồn trong tang ma (mo phi), đã đi đến nhận xét rằng, thực tế, không có một khái niệm “thầy mo” đơn nhất và phổ quát được sử dụng trong cộng đồng Thái. Trong bối cảnh hiện tại, các cá nhân mo Thái còn có những động thái, những nỗ lực để giải quyết các vấn đề chưa từng phải đối mặt trong quá khứ. Và ở nhiều trường hợp, họ phải thực hành tổng h...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trường Giang (2021)

  • Quá trình hình thành và phát triển của người Ê-đê ở Tây Nguyên đã tạo ra các đặc trưng văn hóa tộc người mang bản sắc và có tính độc đáo. Trong bản sắc đó có thể nhận dạng được những dấu ấn về biển và rừng còn in đậm trong tâm trí và các thực hành văn hóa của người Ê-đê trong truyền thống cũng như hiện tại. Yếu tố biển được thể hiện từ ngôi nhà dài, trong tục bảo vệ nguồn nước, bến nước, đến chế độ mẫu hệ mang tính đặc trưng của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Yếu tố rừng được thể hiện trong sở hữu tập thể về đất và rừng, tập quán khai thác tài nguyên rừng, và được ghi nhận qua sử thi Đam San nổi tiếng của người Ê-đê. Các đặc trưng này được coi như nền tảng văn hóa của người Ê-đê cần được trân trọng và bảo tồn.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2021)

  • Lễ hội, trong đó có lễ hội truyền thống là một thành tố của văn hóa, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội. Hoạt động của lễ hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào Việt Nam khiến việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống giảm hiệu quả. Vì thế, tăng cường quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ; Nguyễn, Ngọc Linh (2021)

  • Theo báo cáo, nghiên cứu Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu điều tra lao động - việc làm của ILO cho thấy có hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Tỉ lệ này trên toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%. Với tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động của Việt Nam cao gần gấp đôi so với tỉ lệ của thế giới làm chúng ta đặt ra nhiều vấn đề quan ngại về tương lai cũng như những lợi ích mà phụ nữ Việt Nam đáng được hưởng. Hiện nay, lực lượng lao động nữ giới trong độ tuổi lao động tại Hà Nội tính đến hết năm 2020 là 64,8% và ở khu vực nông thôn là 79,7%. Một lượng lớn người lao động tại các vùng nông thôn đã di cư về Thủ đô (bao gồm cả có mục đích và di cư tự do). Đối với lực lượng l...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cúc (2021)

  • Hội nhập và cộng sinh giữa Công giáo với phong tục truyền thống của người Việt sau Cộng đồng Vatican II (1962 - 1965) là đề tài đáng được quan tâm nghiên cứu. Người Công giáo thờ Chúa và thực hành đan xen phong tục tập quán truyền thống. Lễ tang của người Công giáo ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam bao gồm hệ thống nghi thức do Giáo hội Công giáo ban hành nhưng vẫn phải dựa trên phong tục tang ma truyền thống của người Việt. Nghi thức cầu hồn đóng vai trò quan trọng trong tang ma của người Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nghi thức này diền ra trong suốt qui trình tổ chức tang lễ. Đặc biệt, người Công giáo còn tổ chức lễ kính nhớ tổ tiên trong tháng 11 hàng năm. Trên cơ sở nghiên cứu cách thức thực hành nghi thức cầu hồn trong lễ tang của người Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2021)

  • Bắc Trung Bộ là vùng mang đặc trưng văn hóa kết hợp dấu ấn làng xã nông nghiệp và dấu ấn biển duyên hải, mang đặc trưng “sát núi kề biển”. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp, hoạt động khai thác biển cũng có vai trò quan trọng với các hình thức đánh bắt ven bờ, buôn bán và khai thác vùng thềm lục địa. Dấu ấn biển trở thành một yếu tố tồn tại lâu dài và bền vững trong đời sống văn hóa, xã hội của cư dân khu vực này. Lễ hội Mai An Tiêm tại Nga Sơn (Thanh Hóa) là một giá trị văn hóa thể hiện sự hội tụ văn hóa biển – đồng bằng rõ nét trong khu vực Bắc Trung Bộ.