Tìm kiếm

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 31 đến 40 trong 386 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Thesis


  • Tác giả: Phan, Văn Tú; Trương, Đức Cường (2017)

  • Quản lý Văn hóa (QLVH) là ngành đào tạo chuyên môn về lĩnh vực Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa chất lượng cao cho đất nước, có mã số 52220342. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội để dần hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và sản phẩm đầu ra là những người học. Bài viết khảo sát mẫu tại một số cơ sở đào tạo Quản lý Văn hóa, từ đó đưa ra nhận định về thực trạng và gợi ý giải pháp, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành thuộc các cơ sở giáo dục Đại học để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong đó, việc đổi mới chương trình đào tạo sẽ bắt đầu từ đội ngũ giảng viên bởi yếu tố con người được coi là “cái gốc của mọi công việc”.

  • Thesis


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2017)

  • Hơn chục năm trở lại đây, bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Sự hấp dẫn của bản Áng nằm ở cảnh quan thiên nhiên thơ mộng được tạo nên bởi những vườn mận đào xanh mướt, quần thể sinh thái hồ nước, rừng thông… Đặc biệt hơn, đến với bản Áng, du khách được khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của người Thái nơi đây. Những giá trị đó thể hiện qua kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm cổ truyền hay các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội... Tiếp tục khai thác, phát huy bản sắc văn hóa Thái trong hoạt động du lịch tại bản Áng sẽ tạo điểm nhấn để ngày càng thu hút khách

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thu Hà (2010)

  • Viện trợ của các TCPCPNN là một trong những kênh quan trọng cần được khai thác. Viện trợ của các TCPCPNN đối với lĩnh vực văn hóa năm 2009 đạt tổng trị giá gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hợp tác của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với các TCPCPNN là lĩnh vực còn mới mẻ. Khoảng 10 năm trở lại đây, Trường đã nhận được tài trợ từ hai TCPCPNN là quỹ Ford và tổ chức Good Neighbor International. Thực tế, tiềm năng có thể khai thác được từ các TCPCPNN là rất lớn. Để tăng cường nguồn tài trợ từ các TCPCPNN, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần xác định được các lĩnh vực và nội dung mong muốn hợp tác để ưu tiên vận động tài trợ; cần chủ động sử dụng danh nghĩa của Trường để tiếp cận với các TCPCPNN và cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác vận động viện trợ.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Hồng Mai (2010)

  • Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học văn hóa. Tiếp cận văn hóa đối với gia đình là cách tiếp cận có tính phổ quát nhất, dựa trên nền tảng lý luận về bản chất văn hóa của gia đình. Bài viết bước đầu hệ thống hóa các nghiên cứu về gia đình dưới góc độ văn hóa đang được trao đổi, thảo luận trong sách báo lý luận ở nước ta.

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Thị Kiều Nga (2010)

  • Thơ Xuân có một vị trí "đặc biệt” trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự: “Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Thêm nữa, bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Người còn làm thơ để mừng tuổi đồng bào. Gần 30 năm trời (1942 – 1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để dựng xây quê hương, đất nước... Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Lan Thanh (2010)

  • Có rất nhiều yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến hoạt động nói chung và hoạt động marketing của một tổ chức văn hóa nghệ thuật. Trong các yếu tố bên ngoài như: xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị v.v…, văn hóa được coi là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến các khía cạnh của hoạt động marketing. Cụ thể, văn hóa biểu hiện trong nhận thức về marketing, trong việc xác định mục đích marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu cho hoạt động marketing… Những ảnh hưởng này có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho hoạt động marketing hoặc ngược lại. Bởi vậy, muốn cho hoạt động Marketing có hiệu quả, bất kỳ một tổ chức văn hóa nghệ thuật nào cũng đều cần nhận thức rõ những ảnh hưởng này để tận dụng những cơ may hoặc phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn.

  • Article


  • Tác giả: Hoàng, Kim Ngọc (2010)

  • Điểm lại những câu tục ngữ nói về bệnh tật, ốm đau trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, chúng ta thấy rằng từ bao đời nay, do điều kiện sống còn khó khăn vất vả, môi trường khí hậu nóng ẩm nên nhân dân ta đã có ý thức phòng và chống lại các loại bệnh tật. Bằng kinh nghiệm của mình, người xưa đã tìm ra nhiều loại cây có sẵn có, chế ra nhiều bài thuốc hữu hiệu để khắc chế những căn bệnh thông thường. Ngày nay, với những tiến bộ của y học, nhiều bệnh tật của con người đã được chữa lành, đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân. Song, các loại bệnh thường gặp, những bài thuốc hay, những cách chữa trị, đã được đúc kết trong kho tàng tục ngữ Việt Nam vẫn mãi mãi là những kinh nghiệm quí báu của văn hóa dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Hồng Chương; Vũ, Thị Thu Hoài (2010)

  • Là một hiện tượng văn hoá tinh thần, nghệ thuật được xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, xã hội học, tâm lý học, mỹ học v.v... Dưới góc độ triết học, người ta coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng dưới góc độ mỹ học, nghệ thuật lại được coi là giá trị thẩm mỹ đặc biệt, là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Chính vì vậy, nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt mà các hình thái ý thức xã hội khác không có. Bài viết này muốn nói về tính đặc thù của nghệ thuật – cơ sở khách quan làm cho nghệ thuật trở thành một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.

  • Article


  • Tác giả: Ngô, Văn Giá (2010)

  • Trình bày những chủ đề chính trong văn của Nguyễn Hữu Nhàn về văn hóa làng: thứ nhất,các phong tục của các tộc người, hoặc của không gian địa-văn hóa bằng vốn liếng kiến thức dân tộc học, văn hóa học. Thứ hai, tôn vinh những giá trị tâm hồn và văn hóa đích thực của làng quê và người quê đang được gắng gỏi gìn giữ. Thứ ba, thể hiện sự tha hóa của văn hóa làng quê trước sự xâm lăng của đô thị, kinh tế thị trường.