Search

Refine By:

Search Results

Results 41-50 of 157 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thanh Huyền (2017)

  • Diễn viên là người có vai trò quan trọng đối với việc thành công của vở diễn. Thông qua sáng tạo của diễn viên, tư tưởng, ý đồ của tác giả kịch bản, đạo diễn được cụ thể hóa. Diễn viên sử dụng nhiều yếu tố khác nhau của kỹ thuật biểu diễn và ngôn ngữ sân khấu, trong đó có cả ngôn ngữ hình thể để sáng tạo nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Minh Chính (2016)

  • Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể trong đó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Văn hóa ứng xử góp phần làm nên sự độc đáo và vẻ đẹp thẩm mỹ trong sinh hoạt của người Quan họ và được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản: sự tôn trọng, bình đẳng trên tinh thần “tôn lẫn kính chung”; chơi Quan họ rất đẹp, rất công phu, có lề lối, có tập tục trên cơ sở của tình bạn thủy chung; sự tinh tế, ý nhị trong xưng hô, trong ẩm thực, trong “ miếng trầu Quan họ” mời khách, trong những canh hát nặng tình nặng nghĩa. Và cuối cùng, Quan họ không chỉ là học hát mà còn là “học ăn, học nói, học gói, học mở” - tức là học giao tiếp ứng xử vì không thế không thành người Quan họ.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Quế Anh (2013)

  • Trong xu thế đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang không ngừng tìm biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Để góp phần vào sự nghiệp phát triển của nhà trường, bài viết này tập trung phân tích 6 yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng dạy và học: chương trình, giảng viên, người học, giáo trình, cơ sở vật chất. Đây là những điều kiện cần và đủ để nhà trường đào tạo được những cử nhân văn hóa chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Nguyệt (2013)

  • Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân và gia đình của người dân ở vùng tái định cư huyện Kỳ An, Hà Tĩnh đã diễn ra trong bối cảnh phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài. Sự biến đổi này chưa làm mất đi những yếu tố nền tảng của văn hóa gia đình truyền thống nhưng đã có những ảnh hưởng khá sâu sắc theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bài viết đi sâu phân tích các quan niệm chung và quan niệm cụ thể về hôn nhân và gia đình trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu tái định cư huyện Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thesis


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2013)

  • Thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong mỹ thuật luôn được ca tụng là buổi bình minh tuyệt vời của mỹ thuật loài người, là Vương quốc của cái đẹp, là khi khoa học và triết học lần đầu tiên thức tỉnh. Ở đó, các đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể hiện ở hình thể mà còn ở đề tài. Cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị anh hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Những vị thần đó luôn được biểu hiện bằng hình thể mẫu mực, hướng tới một vẻ đẹp hoàn mỹ. Có thể khẳng định rằng, thần thoại Hy Lạp chính là nền tảng của nghệ thuật phương Tây. Vai trò nền tảng này không chỉ ở thời kỳ xa xưa đó, mà còn kéo dài, xuyên suốt lịch sử châu Âu, từ Phục Hưng, Tân cổ điển đến hiện đại. Mảng đề tài này còn xuất hiện trong rất nhiều trường phái mỹ thuật.

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2010)

  • Trình bày điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở Việt Nam và các giải pháp để quảng bá,giới thiệu hình ảnh quốc gia ra nước ngoài trong một nỗ lực định vị điểm đến, khai thác được triệt để ưu thế và lợi thế của đất nước mình.

  • Article


  • Authors: Chử, Thu Hà (2010)

  • Viện trợ của các TCPCPNN là một trong những kênh quan trọng cần được khai thác. Viện trợ của các TCPCPNN đối với lĩnh vực văn hóa năm 2009 đạt tổng trị giá gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hợp tác của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với các TCPCPNN là lĩnh vực còn mới mẻ. Khoảng 10 năm trở lại đây, Trường đã nhận được tài trợ từ hai TCPCPNN là quỹ Ford và tổ chức Good Neighbor International. Thực tế, tiềm năng có thể khai thác được từ các TCPCPNN là rất lớn. Để tăng cường nguồn tài trợ từ các TCPCPNN, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần xác định được các lĩnh vực và nội dung mong muốn hợp tác để ưu tiên vận động tài trợ; cần chủ động sử dụng danh nghĩa của Trường để tiếp cận với các TCPCPNN và cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác vận động viện trợ.