Search

Refine By:

Search Results

Results 321-330 of 435 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cúc (2022)

  • Các ngành công nghiệp văn hóa giữ vị trí quan trọng và nằm trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa hiện diện rõ nét trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, chính trị, ngoại giao. Ở Việt Nam hiện nay, cả về lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa chỉ mới ở giai đoạn đầu. Nhận thức nói chung về giá trị, vai trò của công nghiệp văn hóa vẫn còn hạn chế. Bài viết bàn đến vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa và một số giải pháp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

  • Article


  • Authors: Vũ, Huy Sơn (2023)

  • Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc được sáng tác và xuất bản những năm 60, 70 thế kỷ XX, phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta. Trong đó có bài thơ Anh vẫn hành quân của nhà thơ Trần Hữu Thung. Nhạc sĩ Huy Du khi đọc bài thơ Anh vẫn hành quân đã cảm nhận tư tưởng sâu sắc từ tiêu đề đến ý nghĩa, nội dung bài thơ. Đặc biệt với cảm nhận tinh tế của ông, đây là là bài thơ có kết cấu chặt chẽ, có tính giai diệu, nhịp điệu, giàu hình ảnh của một ca khúc. Là một nhạc sĩ đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng (trong đó có ca khúc phổ thơ) từ trước khi đọc bài thơ (trước năm 1964) Anh vẫn hành quân như: Sẽ về Thủ đô, Tình em (thơ Ngọc Sơn), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường)... Nhạc si Huy Du đã phỏng theo lời bài thơ Anh vẫn hành quân viết ca khúc Anh vẫn hành q...

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Hiền (2019)

  • Thực tế ở phạm vi toàn cầu đã chứng minh, những thành tựu của khoa học công nghệ đã, đang và sẽ thâm nhập sâu, rộng hơn vào mọi ngõ ngách của đời sống con người. Trong xã hội đương đại, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất dường như là yêu cầu có tính chất tất yếu, là bảo chứng cho khả năng thành công khi tham gia vào thị trường. Ở trong nước, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất các chương trình ca múa nhạc trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động ngày càng sâu sắc đến hoạt động tổ chức biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2022)

  • Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội cho Thủ đô Hà Nội trong việc phát triển kinh tế xã hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo vệ và phát huy các giá trị gia đình truyền thống. Xây dựng gia đình Thủ đô thời kì mới no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là trách nhiệm của toàn thể các cấp quản lý, của các cá nhân người dân, gia đình Hà Nội. Một trong các nội dung quan trọng để xây dựng gia đình Thủ đô thời kì mới là phải nhìn nhận kế thừa các giá trị gia đình truyền thống, phát huy nó trong bối cảnh hiện nay. Trước khi bàn luận đến vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn các giá trị gia đình truyền thống và xây dựng gia đình Thủ đô thời kì mới, chúng ta phải nhận diện được các giá trị của gia đình truyền thống Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Vũ, Minh Hạo (2022)

  • Điện ảnh không chỉ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển văn học, nghệ thuật của Đảng và Nhà nước, mà còn là một bộ phận của ngành công nghiệp văn hóa. Điều này đặt ra cho nhà quản lý về điện ảnh phải sớm có những định hướng phát triển, những công cụ pháp lý đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật về điện ảnh của các quốc gia trong khu vực và quốc tế là hoạt động có ý nghĩa nhằm đối sánh, phân tích, định hướng cho việc đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về điện ảnh Việt Nam nói chung và xây dựng Luật Điện ảnh nói riêng

  • Article


  • Authors: Lê, Đức Hạnh (2022)

  • Islam giáo là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này hiện diện chủ yếu trong cộng đồng người Chăm và đã có những biến đổi, giao thoa với tín ngưỡng, tôn giáo khác, hình thành nên cộng đồng Chăm Islam, Chăm Bà Ni, Chăm Bà-la-môn. Người Chăm ở An Giang theo Islam có quan hệ đồng đạo với các cộng đồng Islam ở Đông Nam Á, khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Qua sinh hoạt tôn giáo của người Chăm ở An Giang cho thấy giáo luật của Islam giáo đã có những ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế,... của cộng đồng này. Bài viết cho thấy lược sử du nhập, sự hình thành cộng đồng Chăm Islam ở An Giang và những tác động từ giáo luật Islam đến văn hóa - xã hội tộc người Chăm ở An Giang.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang; Đinh, Hoàng Kim Ngân (2021)

  • Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trước áp lực của thực dân hóa và phương Tây hóa, ở nhiều nước châu Á đã chứng kiến một phong trào cải cách đạo Phật có tính quốc tế. Phong trào này không chỉ góp phần lấy lại vị thế của Phật giáo trong các xã hội thuộc địa, mà còn gây ảnh hưởng sâu sắc lên các tầng lớp xã hội khác nhau. Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra từ thập niên 1920 và kéo dài trong các thập niên về sau không nằm ngoài xu hướng đó. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về “chủ nghĩa hiện đại Phật giáo” và “khúc xạ văn hóa”, bài viết chỉ ra những khác biệt của phong trào chấn hưng Phật giáo của Việt Nam so với các cuộc vận động diễn ra trong cùng kỳ ở các nước Đông Á và Đông Nam Á “đồng văn, đồng chủng”. Mặc dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng với pho...

  • Article


  • Authors: Nam Jangyeop (2021)

  • Với nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, từ nửa sau thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc đã trải qua một quá trình gian khổ và lâu dài nhằm thiết lập hòa bình, hiện đại hóa quốc gia, hội nhập với thế giới bên ngoài và đã giành được những thành tựu to lớn. Ngoại giao văn hóa được xem là một nhân tố quan trọng giúp Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại hóa và hội nhập thành công. Bài viết so sánh chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 trên các phương diện bối cảnh, nội dung và cách thức thực hiện. Việc so sánh không chỉ cho thấy những tương đồng và khác biệt về chính sách ngoại giao văn hóa của hai nước, mà còn có thể mang lại những bài học kinh nghiệm cho phía Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Nguyễn, Thanh Xuân (2021)

  • Hành vi lệch chuẩn (HVLC) là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, bắt nguồn từ sự tiếp thu ồ ạt, không chọn lọc những luồng văn hóa mới của một bộ phận thanh thiếu niên. Trong những năm gần đây, khi nói đến lứa tuổi học sinh trung học, dư luận nói rất nhiều đến: bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm, vi phạm pháp luật, nghiện game/internet... Môi trường giáo dục Hà Nội trong vài năm gần đây cũng xuất hiện những hiện tượng đáng báo động liên quan đến hành vi lệch chuẩn của học sinh. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh ở các góc độ tâm lý học, giáo dục học… Bài viết này làm rõ thực trạng lệch chuẩn trong hành vi của học sinh Hà Nội hiện nay, từ đó, đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh dưới góc nhìn văn hóa học.