Search

Refine By:

Search Results

Results 301-310 of 435 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4,0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác đào tạo sau đại học ngành văn hoà - trụ cột quan trọng của các cơ sở đào tạo vẫn hóa nghệ thuật. Bên cạnh những cơ hội như Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đển sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học; có những thách thức như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ cho đào tạo sau đại học ngành văn hoá chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, trình độ ngoại ngữ và công nghệ của cả đội ngũ giảng viên, học viên còn hạn chế, chuyển đổi kỹ thuật số chưa thực sự mạnh mẽ. Vì vậy, các cơ sở đào tạo sau đại học ngành văn hóa cần triển khai các giải pháp đồng bộ: nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về đào tạo sau đại ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Trần Hiếu (2023)

  • Hiện nay, có rất nhiều biên đạo múa, sinh viên nghệ thuật trẻ đã bắt đầu khai thác yếu tố dân tộc qua các điệu múa, kết hợp với âm nhạc dân tộc, tạo nên những giá trị mới, đan xen giữa văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về dân tộc của sinh viên khi biên đạo múa còn hạn chế, do chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như môi trường để luyện tập. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo vũ đạo, cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được trải nghiệm văn hóa các dân tộc và có cơ hội thực hành các sản phẩm múa do chính họ biên đạo.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thùy (2023)

  • Ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ngày 2-12-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 đã khỏi đầu cho công cuộc chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam, mở ra vận hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian. CĐS là xu hướng tất yếu đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cách thức giải quyết phù họp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng dân gian trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ (2022)

  • Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là một lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Ngày nay, nhiều mạng xã hội ra đời giúp quan hệ công chúng có những công cụ tốt hơn để thực hiện chức năng của mình. TikTok là một ứng dụng mới và phổ biến, nhất là với giới trẻ. Bài viết đưa ra các ưu điểm và hạn chế khi công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng TikTok để thực hiện hoạt động quan hệ công chúng.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ (2022)

  • Lễ hội truyền thống (LHTT) là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nó phản ánh lịch sử, phong tục tập quán, tinh thần đoàn kết của người dân trong cùng một địa phương. Thế hệ Gen Z (năm sinh từ 1995-2010) là một thế hệ năng động, nhiệt huyết, được tiếp cận sớm với công nghệ và toàn cầu hóa. Đây là thế hệ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu này tìm hiểu hứng thú của thế hệ Gen Z với LHTT địa phương ở cả phần lễ và phần hội.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2023)

  • Bài viết về vấn đề cách mạng công nghiệp 4.0 với nghệ thuật biểu diễn - cơ hội và thách thức. Trong bài viết, tác giả đề cập tới các nội dung chính bao gồm: Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghệ thuật biểu diễn; Cơ hội; Thách thức; Một số giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Phan, Nhật Anh (2023)

  • Bài viết về vấn đề trưng bày trực tuyến trong hoạt động của một số bảo tàng tại Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đề cập tới các nội dung chính bao gồm: Tổng quan về trưng bày trực tuyến; Một số hoạt động trưng bày trực tuyến ở các bảo tàng Hà Nội; Cơ hội phát triển hoạt động trưng bày trực tuyến tại các bảo tàng Việt Nam; Những thách thức ảnh hưởng tới hoạt động trưng bày trực tuyến; Một số giải pháp[ cho các hoạt động trưng bày ở các bảo tàng tại Hà Nội; Kết luận.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Hoạch định và thực thi các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực văn hóá nghệ thuật trong những năm gần đây đã góp phán quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu, sáng tạo và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước, góp phần phát triển nền văn hóá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dàn tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Với phương pháp nghiên cứu thứ cấp, bài viết giới thiệu, phần tích một sổ nội dung và vai trò của nguồn nhân lực văn hóá nghệ thuật, đồng thời tóm tất nội dung chính và kết quà thực thi một sẽ chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực văn hóá nghệ thuật.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Các trường đại học nói chung, các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia. Các trường đại học văn hóa nghệ thuật vừa đóng vai trò là các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, vừa kết nối với Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nguồn nhân lực, tích hợp cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Trong những năm qua, hoạt động đổi mới sáng tạo của các trường đại học văn hóa nghệ thuật chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học và xây dựng, phát triển hợp tác với các daonh nghiệp. Từ thực trạng này, tác giả bài viết đã tìm hiểu những hạn chế của các trường đại học văn hóa nghệ thuật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thú...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2019)

  • Người Bố Y là một tộc ít người ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm: Một nhóm ở Hà Giang và một nhóm ở Lào Cai. Tuy ít người, nhưng bằng những cách thức tự làm, họ vẫn giữ được một số nét bản sắc văn hóa cho đến ngày nay. Qua nghiên cứu thực tiễn tại cộng đồng người Bố Y ở cả Hà Giang và Lào Cai, bài viết trình bày những phương thức riêng mà người Bố Y đã sử dụng để gìn giữ và phát huy thành công một số khía cạnh văn hóa cổ truyền trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người lân cận. Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa tan vào văn hóa chung trong khu vực.