Search

Refine By:

Search Results

Results 251-260 of 435 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2018)

  • Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng, giữa văn hóa trong nước và văn hóa quốc tế là một tất yếu. Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với những sắc thái văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đang nảy sinh một số vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Để giải quyết những vấn đề này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua hệ thống văn bản quản lý được thể hiện bằng những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời, nhằm khơi dậy ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tr...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Lượm (2018)

  • Thông qua việc khảo sát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Nam Bộ từ các phương diện: Đối tượng thờ cúng, việc thực hành các nghi lễ - nghi thức, giá trị, ý nghĩa của các hoạt động thờ cúng mà người thực hiện hành vi thờ cúng muốn đạt tới, bài viết chỉ ra quan niệm của người Khmer về cuộc sống, đạo đức sống, về sự tiếp nối của đời người

  • Article


  • Authors: Cao,Đức Hải (2015)

  • Đông Nam Á là một trong những cái nôi của cây lúa,của văn hóa trồng lúa. Đặc biệt cây lúa nước gắn với nền văn minh lúa nước. Các hình thức tín ngưỡng về lúa nước và liên quan tới mùa lúa là một yếu tố không bị mờ nhạt ở hầu hết các dân tộc Đông Nam Á bản địa. Tín ngưỡng về lúa là một đặc trưng văn hóa Đông Nam Á và Việt Nam. Tiếp tục tìm hiểu sâu đặc trưng này sẽ rất có ý nghĩa trong bối cảnh Đông Nam Á thực sự trở thành một khối thống nhất trong đa dạng

  • Article


  • Authors: Bùi,Vũ Duy Quang; Bùi Quang Thanh (2018)

  • Tìm hiểu văn hóa sinh kế nói riêng và văn hóa biển đảo nói chung của các thế hệ cư dân/ngư dân tại các đảo, quần đảo của Việt Nam đã và đang được đặt ra như những nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với khoa học chuyên ngành và khoa học liên ngành (thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học công nghệ) ở Việt Nam những năm gần đây. Thông qua nghiên cứu định lượng và định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền và đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải và An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào các năm 2015 và 2016, tác giả đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế và quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Hồng Mai (2018)

  • Người cao tuổi (NCT) là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm khi quá trình già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ “phi mã”. Ngoài những khó khăn chung của những người ở nhóm tuổi này, người cao tuổi Việt Nam còn đối diện với một số vấn đề có tính đặc thù, trong đó có yếu tố văn hóa. Nhiều người gặp cú sốc tâm lý khi chứng kiến sự biến đổi giá trị: từ chỗđề cao giá trị cộng đồng - người già gắn bó suốt đời với con cái, đến việc khẳng định giá trị cá nhân, cổ vũ lối sống độc lập. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này đến từ việc biến đổi cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích mô hình cấu trúc gia đình xưa và nay, bài viết nhấn mạnh tính khách quan của sự biến đổi và xã hội cần thiết có chiến lược thích ứng đối phó để đảm bảo cuộc sống người cao tuổi

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Huy Phòng (2018)

  • Sân khấu truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, là sản phẩm của nền văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tình cảm ông cha, góp phần làm nên nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sân khấu truyền thống đã đem đến những món ăn tinh thần bổ ích, nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành lên những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho con người. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, làn sóng kỹ nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời đặt ra những thách thức cho tương lai, số phận của sân khấu. Khảo sát hiện trạng hoạt động của một số loại hình nghệ thuật sân khấu như Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói trong những năm gần đây trên cả hai bình diện thuận lợi và khó...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2018)

  • Tây Nguyên là một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa tộc người để phát triển kinh tế du lịch, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của vùng và địa phương, nhất là đối với khu vực nông thôn miền núi, nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Lựa chọn hướng phát triển du lịch và tìm phương thức giúp sử dụng hiệu quả du lịch như một phương tiện bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới là một hướng đi thích hợp, rất cần cho khu vực Tây Nguyên

  • Article


  • Authors: Lê,Tuyết Mai (2016)

  • Đền Cờn (Nghệ An) theo tương truyền được xây dựng vào thế kỷ XIII, dấu tích hiện nay chủ yếu có từ thời cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Là một cơ sở văn hóa tâm linh nổi tiến, đền Cờn hội tụ nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc;Là một ngôi đền được nói tới trong nhiều thư tịch và thơ văn; tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh nương vừa mang ý nghĩa giao lưu văn hóa Trung Việt, vừa thể hiện tính bản địa cao, về thắng cảnh, di tích và lễ hội, đền Cờn cũng mang những nét riêng của văn hóa cư dân vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Với những nét đặc sắc văn hóa của mình, đền Cờn còn xứng đáng là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Trung

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2023)

  • Không gian văn hóa (Cultural hub) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở tìm hiểu về của một số Không gian văn hóa sáng tạo thành công trên thế giới, bài viết chỉ ra tầm quan trọng của quản trị dịch vụ văn hóa, phát triển các gói sản phẩm dịch vụ văn hóa ở các không gian văn hóa nhằm tạo ra những đóng góp về kinh tế, xã hội đối với cộng đồng dân cư hướng tới phát triển bền vững

  • Article


  • Authors: Hoàng, Minh Của (2020)

  • Tóm tắt: Ở nước ta, nghệ thuật công cộng hiện được đầu tư từ nhiều nguồn ngân sách khác nhau, từ nhà nước, doanh nghiệp, đến người dân, với mục đích làm đẹp không gian sống, thu hút sự quan tâm bên ngoài, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần, khát vọng tình yêu quê hương đất nước, cũng tuyên truyền văn hóa địa phương, đến bạn bè trong nước và khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, nghệ thuật công cộng trước tiên phải đáp ứng được vẻ đẹp, có ý nghĩa, công năng phục vụ, mới phát huy được sức mạnh làm vai trò cầu nối hấp dẫn cho những trải nghiệm của người tham quan. Đây là những mong mỏi, trăn trở của nhiều địa phương trên khắp các tỉnh thành của cả nước, mong muốn có được những công trình nghệ thuật công cộng có giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa. Với số l...