Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 151 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2010)

  • Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo. Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.

  • Article


  • Authors: Trần, Thanh Giang (2010)

  • Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin lành đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Tin lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý lối sống, phong tục tập quán... đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Bài viết khái quát một số đặc điểm lịch sử về đạo Tin lành ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2010)

  • Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là chủ trương của Bộ Giáo dục- Đào tạo, đang được thực hiện rộng rãi tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, công tác này được chuẩn bị một cách chu đáo và được triển khai theo một lộ trình khoa học, trên tinh thần dân chủ nhưng vẫn bảo đảm truyền thống tôn sư trọng đạo. Việc lấy ý kiến sinh viên sẽ được tiến hành mỗi học kỳ đối với các môn học đã kết thúc và đã công bố điểm. Sinh viên có thể có ý kiến khen ngợi hoặc góp ý với các thầy cô. Những ý kiến này được bảo mật và được xử lý bởi Ban Chỉ đạo do nhà trường thành lập. Các giảng viên được sinh viên góp ý sẽ được trực tiếp nghiên cứu thông tin để rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp và nội dung bài giảng của mình ...