Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 87 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Thị Thu Nhung (2022)

  • Vietnamese community accounts for over 85% of the country's population, so when it comes to family culture and family behaviors in Vietnam, we often talk about Vietnamese culture. Over 30 years of renovation and in the current trend of interna-tional integration, Vietnamese family life has had many changes. Under the impact of economic, political, cultural and social factors, the values of traditional family also change, so the change in behavior among members of today's families compared to the traditional ones is understandable. The problem is that in the change of behavior in today's families, we need to see which signs of behavior are still positive and consist-ent with today's families to inherit and promote, but remove outdated and inadequate behavior to build a prosperous, p...

  • Article


  • Authors: Lê, Đức Hạnh (2022)

  • Islam giáo là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này hiện diện chủ yếu trong cộng đồng người Chăm và đã có những biến đổi, giao thoa với tín ngưỡng, tôn giáo khác, hình thành nên cộng đồng Chăm Islam, Chăm Bà Ni, Chăm Bà-la-môn. Người Chăm ở An Giang theo Islam có quan hệ đồng đạo với các cộng đồng Islam ở Đông Nam Á, khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Qua sinh hoạt tôn giáo của người Chăm ở An Giang cho thấy giáo luật của Islam giáo đã có những ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế,... của cộng đồng này. Bài viết cho thấy lược sử du nhập, sự hình thành cộng đồng Chăm Islam ở An Giang và những tác động từ giáo luật Islam đến văn hóa - xã hội tộc người Chăm ở An Giang.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Giang; Đinh, Hoàng Kim Ngân (2021)

  • Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trước áp lực của thực dân hóa và phương Tây hóa, ở nhiều nước châu Á đã chứng kiến một phong trào cải cách đạo Phật có tính quốc tế. Phong trào này không chỉ góp phần lấy lại vị thế của Phật giáo trong các xã hội thuộc địa, mà còn gây ảnh hưởng sâu sắc lên các tầng lớp xã hội khác nhau. Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra từ thập niên 1920 và kéo dài trong các thập niên về sau không nằm ngoài xu hướng đó. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về “chủ nghĩa hiện đại Phật giáo” và “khúc xạ văn hóa”, bài viết chỉ ra những khác biệt của phong trào chấn hưng Phật giáo của Việt Nam so với các cuộc vận động diễn ra trong cùng kỳ ở các nước Đông Á và Đông Nam Á “đồng văn, đồng chủng”. Mặc dù chia sẻ nhiều điểm tương đồng với pho...

  • Article


  • Authors: Nam Jangyeop (2021)

  • Với nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, từ nửa sau thế kỷ XX, Việt Nam và Hàn Quốc đã trải qua một quá trình gian khổ và lâu dài nhằm thiết lập hòa bình, hiện đại hóa quốc gia, hội nhập với thế giới bên ngoài và đã giành được những thành tựu to lớn. Ngoại giao văn hóa được xem là một nhân tố quan trọng giúp Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại hóa và hội nhập thành công. Bài viết so sánh chính sách ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 trên các phương diện bối cảnh, nội dung và cách thức thực hiện. Việc so sánh không chỉ cho thấy những tương đồng và khác biệt về chính sách ngoại giao văn hóa của hai nước, mà còn có thể mang lại những bài học kinh nghiệm cho phía Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly; Nguyễn, Thanh Xuân (2021)

  • Hành vi lệch chuẩn (HVLC) là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, bắt nguồn từ sự tiếp thu ồ ạt, không chọn lọc những luồng văn hóa mới của một bộ phận thanh thiếu niên. Trong những năm gần đây, khi nói đến lứa tuổi học sinh trung học, dư luận nói rất nhiều đến: bạo lực học đường, quan hệ tình dục sớm, vi phạm pháp luật, nghiện game/internet... Môi trường giáo dục Hà Nội trong vài năm gần đây cũng xuất hiện những hiện tượng đáng báo động liên quan đến hành vi lệch chuẩn của học sinh. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh ở các góc độ tâm lý học, giáo dục học… Bài viết này làm rõ thực trạng lệch chuẩn trong hành vi của học sinh Hà Nội hiện nay, từ đó, đưa ra các giải pháp giáo dục, điều chỉnh HVLC cho học sinh dưới góc nhìn văn hóa học.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Hạnh (2020)

  • Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toàn (2021)

  • Trong hơn 60 năm qua, các cơ sở đào tạo bảo tàng đã cung cấp hàng ngàn cử nhân bảo tàng cho đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực bảo tàng Việt Nam đã bộc lộ hạn chế, bất cập, sinh viên ra trường khó tìm được việc làm, hoặc làm không đúng chuyên ngành đào tạo, nguồn nhân lực bảo tàng không thích ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Bài viết này luận bàn về “mô hình liên kết đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bảo tàng ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới, đất nước nối liền một giải, Bắc Nam sum họp một nhà. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, song quá trình lãnh đạo lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, Đảng thường xuyên quan tâm đến hoạt động lý luận, thông qua đó mà chỉ đạo công tác thực tiễn. Toàn bộ những luận điểm xây dựng văn hóa thể hiện tập trung trong văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IV và lần thứ V của Đảng; Cùng với những chủ trương đúng đắn, kịp thời và sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá và Thông tin, văn hoá - văn nghệ tuy mấy năm đầu còn lúng túng, bị động, khó khăn nhưng đã phát triển đúng hướng, có những thành tựu và phát triển tương đối toàn diện trong giai đoạn 10 năm trước đổi mới