Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 391-400 of 432 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thị Thanh Mai (2020)

  • GS.TS. Ngô Đức Thịnh được coi là “một cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam”. Ông là một trong những nhà nghiên cứu dân tộc học hàng đầu, người khai mở trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa các dân tộc và dành nhiều tâm huyết cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, ông là chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu, người góp phần quan trọng đưa thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GS.TS. Ngô Đức Thịnh còn là một nhà quản lý mẫu mực, một người thầy đức độ, tận tâm, luôn nhã nhặn, ân cần với đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng, to lớn của ông trong việc xây dựng chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam nói ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2020)

  • Hiện nay, để xây dựng và phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa, một số trường đại học tại Việt Nam đã có những đầu tư nhất định về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thư viện. Tuy nhiên, việc triển khai và tổ chức các không gian đọc, học tập, kết hợp giữa những hoạt động hỗ trợ học tập còn chưa được chú trọng. Bài viết tập trung phân tích việc đổi mới không gian học tập chung tại các thư viện đại học; kết nối các không gian trong thư viện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút người dùng tin tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tự đào tạo tại các thư viện đại học.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Hương Liên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân gian, gắn bó sâu sắc với quá trình biến đổi của văn hoá dân tộc. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, lễ hội truyền thống ngày càng xuất hiện nhiều sự đổi thay cho phù hợp với thời đại. Tuy vậy, ở nhiều địa phương, bên cạnh những biến đổi phù hợp cũng xuất hiện một số yếu tố lệch chuẩn, gây ảnh hưởng tới công tác gìn giữ, được phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2022)

  • Việc đưa các yếu tố dân gian vào ca khúc Việt Nam trong những năm gần đây, đã hình thành nên một dòng ca khúc với tên gọi dòng ca khúc dân gian đương đại (DGĐĐ). Trong quá trình hình thành và phát triển, dòng ca khúc này đã có những đóng góp nhất định cho nền văn hóa nước nhà. Đó là việc giữ lại những giá trị của văn hóa dân gian xưa trong cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, ca khúc DGDD còn tham gia vào việc điều chỉnh ngôn ngữ âm nhạc trong giao lưu văn hóa và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người cho thế hệ trẻ, qua đó tạo đà để phát triển ở những năm tiếp theo với những giá trị riêng.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền; Đoàn, Tuấn Anh (2022)

  • Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là những yếu tố văn hóa gắn với biển. Hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) ven biển còn tồn tại đến ngày nay đã phản ánh những giá trị đặc trưng và diện mạo văn hóa của vùng đất này. Nguồn tài nguyên nhân văn quý giá này đã được tỉnh Quảng Nam chú trọng bảo tồn, khai thác, phát huy trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Bài viết này khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ven biển của tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ven biển Quảng Nam trong phát triển du lịch một...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Linh Thảo (2022)

  • Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Giống như các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu, trong đó có cộng đồng người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, với những thành tố văn hóa trở thành bản sắc tộc người. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những biến động về kinh tế - xã hội đã làm biến đổi, thậm chí làm mai một những yếu tố văn hóa truyền thống của người Sán Dìu. Điều đó đặt ra yêu cầu cần triển khai những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Sán Dìu trong giai đoạn hiện nay.