Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 291-300 of 432 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc; Vũ, Huy Sơn; Phạm, Thị Thanh Hà (2022)

  • Lĩnh vực đạo đức môi trường liên quan đến mối quan hệ đạo đức của con người với môi trường tự nhiên. Trong khi nhiều triết gia đã viết về chủ đề này trong suốt lịch sử, đạo đức môi trường chỉ phát triển thành một ngành triết học cụ thể vào những năm 1970. Sự xuất hiện này do nhận thức ngày càng cao về những tác động của công nghệ, kinh tế và gia tăng dân số đối với môi trường từ những năm 1960. Trong phạm vi hẹp của giáo dục, khi nghiên cứu về chủ thể sinh viên cho thấy đã xuất hiện các biểu hiện tiêu cực trong lối sống, ứng xử của một bộ phận sinh viên đối với vấn đề môi trường sống, vì vậy việc giáo dục đạo đức môi trường cho sinh viên đang là vấn đề đặt ra. Cho đến nay đã tiến hành các cuộc điều tra xã hội học, tâm lý học, triết học.... và xác định ba chủ thể có vai trò chủ đạo t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Bình (2023)

  • Để thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19, các sự kiện trực tuyến được tổ chức để thay thế cho các sự kiện tổ chức trực tiếp theo hình thức tập trung. Đây là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các sự kiện trực tuyến trở nên đa dạng và chuyên nghiệp hơn khi trở về trạng thái bình thường mới. Bài viết trình bày những cơ hội và thách thức của các sự kiện trực tuyến sau đại dịch COVID-19.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2023)

  • Mỹ thuật thời kỳ đổi mới ở Hà Nội sau năm 1986 là một giai đoạn phát triển đầy hứng khởi trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Một bầu trời không khí nghệ thuật sôi động được khuyến khích bằng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nghệ thuật nhờ số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Sự lạ lẫm của thói quen thưởng thức những thứ không quen thuộc với họ. Nhưng dần dần, tính lạ đó bị mất đi do sự thiếu chuyên nghiệp từ chính các họa sĩ. Từ việc giới thiệu khái quát về chủ nghĩa ngoại lai ở châu Âu, tác giả đi vào đặc điểm của mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới, để từ đó lý giải phần nào sự sau sút của thị trường mỹ thuật dưới góc độ văn hóa.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2022)

  • Lấy ý tưởng từ Nghệ thuật công cộng và những không gian Nghệ thuật công cộng nổi tiếng trên thế giới, bằng lý thuyết về nhu cầu của Maslow, bài viết tập trung nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Nghệ thuật công cộng trong việc xây dựng môi trường sống giàu mạnh về kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như hình thành bản sắc và sự hạnh phúc của mỗi cá thể tồn tại trong môi trường đó.

  • Article


  • Authors: Phùng, Gia Bách; Lại, Vũ Kiều Trang; Nguyễn, Thị Thanh Bình (2023)

  • Sự xuất hiện của ChatGPT đã và đang có tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên sử dụng ChatGPT như một công cụ trong quá trình học tập. Bên cạnh những đánh giá tích cực của sinh viên về công cụ này cũng có nhiều ý kiến về hạn chế của ChatGPT. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng sử dụng ChatGPT ở sinh viên và đánh giá của sinh viên về ChatGPT; từ đó đưa ra những đề xuất nhằm sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 568 sinh viên tham gia khảo sát trên nền tảng Google Form, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để làm rõ những ý kiến của sinh viên đánh giá về ChatGPT. Kết quả cho thấy: sinh viên sử dụng ChatGPT trong học tập với mức độ trung bình, việc sử dụng ChatGPT cho tra cứu thông tin...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Phương Thanh (2022)

  • Ví, giặm ra đời và phát triển từ TK XVII-XVII, trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động đến văn nhân, nho sĩ. Ngày nay, trung tâm của di sản ví, giặm ở các làng nàm hai bên bờ sông Lam và sông La như làng Kim Liên, Bói Sơn (Nghệ An); Thạch Việt, Trường Lưu (Hà Tỉnh). Ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, được thực hành phố biến trong đời sống, trong các cuộc vui, lễ hội, liên hoan, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng và còn được khai thác thành các trình điễn nghệ thuật trên sân khấu.

  • Article


  • Authors: Lê, Quỳnh Trang (2023)

  • Xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề về sức khỏe tinh thần của con người ngày càng được báo động. Những năm gần đây, tỉ lệ căng thẳng, trầm cảm hay lo âu ngày càng tăng. Múa trị liệu được xem là một biện pháp can thiệp tập trung vào sự chuyển động để cải thiện các triệu chứng về tâm lý hay những rồi loạn thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của múa trị liệu. Nghiên cứu này giới thiệu những thông tin cơ bản về múa trị liệu và hiệu quả của múa trị liệu.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4,0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác đào tạo sau đại học ngành văn hoà - trụ cột quan trọng của các cơ sở đào tạo vẫn hóa nghệ thuật. Bên cạnh những cơ hội như Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đển sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học; có những thách thức như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ cho đào tạo sau đại học ngành văn hoá chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, trình độ ngoại ngữ và công nghệ của cả đội ngũ giảng viên, học viên còn hạn chế, chuyển đổi kỹ thuật số chưa thực sự mạnh mẽ. Vì vậy, các cơ sở đào tạo sau đại học ngành văn hóa cần triển khai các giải pháp đồng bộ: nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về đào tạo sau đại ...

  • Article


  • Authors: Đặng, Trần Hiếu (2023)

  • Hiện nay, có rất nhiều biên đạo múa, sinh viên nghệ thuật trẻ đã bắt đầu khai thác yếu tố dân tộc qua các điệu múa, kết hợp với âm nhạc dân tộc, tạo nên những giá trị mới, đan xen giữa văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về dân tộc của sinh viên khi biên đạo múa còn hạn chế, do chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như môi trường để luyện tập. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo vũ đạo, cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được trải nghiệm văn hóa các dân tộc và có cơ hội thực hành các sản phẩm múa do chính họ biên đạo.