Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 232 (Search time: 0.042 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Thu Hà (2011)

  • Nằm trong cùng một dòng chảy văn hoá, nhiều làng ở vùng duyên hải Bắc Bộ cùng thờ thánh Không Lộ, trong đó có làng Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ở Lộng Khê, thánh Không Lộ được thờ tại đền - một di tích không nổi tiếng về kiến trúc, nhưng những di vật còn lại ở đây đã khẳng định vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống tinh thần của dân làng. Bên cạnh đó, nhưng nghi thức, trò diễn trong lễ hội của đền như rước đuốc, đốt cây đình liệu hay múa bát dật không chỉ liên quan tới cuộc đời của Không Lộ mà còn thể hiện tính cách và ước vọng của người nông dân Việt. Điểm đặc biệt là tên vị thánh ghi trong sắc phong trùng với tên vị Thánh được thờ tại đền. Đây là điều hiếm gặp so với các di tích khác cùng thờ Không Lộ ở Nam Định và Thái Bình. Để lý giải hiện tượng này, cần nghiê...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Quý Đức (2013)

  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (sau đây viết tắt là Nghị quyết TƯ 5) ra đời năm1998 đã nhận thức lại vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nghị quyết đã được toàn xã hội đón nhận. Song quá trình đưa Nghị quyết vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất cập về lý luận, nhận thức và cả trong việc chỉ đạo thực tiễn, nên không đạt được những kết quả mà xã hội mong muốn. Bài viết này muốn chỉ ra những bất cập của Nghị quyết và mạnh dạn nêu ra một vài giải pháp cơ bản về xây dựng nền văn hoá nước ta sau 15 năm thực hiện Nghị quyết trên.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Kiều Lại Thủy (2012)

  • Ca Huế nằm trong cùng một hệ thống âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam, những đặc điểm chung và nét riêng độc đáo.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Hồng Chương (2011)

  • Đề cập tới một số đặc trưng cơ bản và các thủ pháp nghệ thuật của đố. Đồng thời, phân tích những chức năng quan trọng của nó để khẳng định vì sao đố lại có sức sống mãnh liệt như vậy.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hồng Hạnh (2017)

  • Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực mà việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể gây ra với những mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đo lường sự tác động này vẫn còn thiếu vắng trong các cuộc nghiên cứu. Bài viết dưới đây nhằm mô tả thực trạng và một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ lên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2013)

  • Cũng như nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác sinh sống trên lãnh thổ nước ta, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam hiện nay vẫn đang duy trì (ở những hình thức và mức độ khác nhau) vị trí của già làng song hành với sự hiện diện chính thống của trưởng thôn/bản cùng việc sử dụng/ vận dụng khá nhiều luật tục, phong tục, tín ngưỡng dân gian bên cạnh hàng loạt các thiết chế, pháp luật do nhà nước và chính quyền các cấp ban hành trong quá trình quản lý văn hóa và đời sống xã hội nói chung. Bằng cách tiếp cận nhân học văn hóa, bài viết đi sâu tìm hiểu thực trạng của vấn đề chuyển đổi vai trò quản lý văn hóa xã hội trong cộng đồng các dân tộc Ca tu, Cor, Xơ-đăng và Giẻ Triêng ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, từ đó nêu ra những nét tích cực và hạn chế hoặc bất cập của thực trạng n...

  • Article


  • Authors: Trần,Mai Ước; Trương,Thị Cẩm Xuyên (2018)

  • Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

  • Article


  • Authors: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bài viết bàn về quan điểm về quyền lực của nhà cầm quyền thời Trần. Đó là quan điểm quyền lực của người cầm quyền không phải là tuyệt đối, dựa trên cơ sở nhận thức và thừa nhận vai trò, sức mạnh của người dân. Từ đó, người cầm quyền thời Trần có thái độ tôn trọng dân, không tham quyền cố vị, đồng thời có cách tiết chế quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Từ quan điểm này, cho thấy ý thức tự trọng, tinh thần buông bỏ của chủ thể chính trị cũng như bản chất tiến bộ, thân dân, khoan dung khai phóng của nền văn hóa chính trị thời thịnh Trần

  • Article


  • Authors: Hoàng,Trung Hiếu (2018)

  • Nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách tham quan, trong những năm qua Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (BTHC) đã tích cực, chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Từ các nội dung giáo dục một chiều dịch chuyển dần sang tuyên truyền - giáo dục tương tác và khám phá trải nghiệm, giải trí cho đến các buổi tham quan kết hợp với giao lưu nhân chứng lịch sử. Thông qua đó nâng cao vai trò của bảo tàng trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng BTHC trở thành một địa chỉ quen thuộc của công chúng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự nói riêng và di sản văn hóa nước nhà nói chung