Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 232 (Search time: 0.078 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hoá mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hoá mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong nước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đối. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thanh Huyền (2017)

  • Diễn viên là người có vai trò quan trọng đối với việc thành công của vở diễn. Thông qua sáng tạo của diễn viên, tư tưởng, ý đồ của tác giả kịch bản, đạo diễn được cụ thể hóa. Diễn viên sử dụng nhiều yếu tố khác nhau của kỹ thuật biểu diễn và ngôn ngữ sân khấu, trong đó có cả ngôn ngữ hình thể để sáng tạo nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Minh Chính (2016)

  • Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể trong đó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Văn hóa ứng xử góp phần làm nên sự độc đáo và vẻ đẹp thẩm mỹ trong sinh hoạt của người Quan họ và được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản: sự tôn trọng, bình đẳng trên tinh thần “tôn lẫn kính chung”; chơi Quan họ rất đẹp, rất công phu, có lề lối, có tập tục trên cơ sở của tình bạn thủy chung; sự tinh tế, ý nhị trong xưng hô, trong ẩm thực, trong “ miếng trầu Quan họ” mời khách, trong những canh hát nặng tình nặng nghĩa. Và cuối cùng, Quan họ không chỉ là học hát mà còn là “học ăn, học nói, học gói, học mở” - tức là học giao tiếp ứng xử vì không thế không thành người Quan họ.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Quế Anh (2013)

  • Trong xu thế đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang không ngừng tìm biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Để góp phần vào sự nghiệp phát triển của nhà trường, bài viết này tập trung phân tích 6 yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng dạy và học: chương trình, giảng viên, người học, giáo trình, cơ sở vật chất. Đây là những điều kiện cần và đủ để nhà trường đào tạo được những cử nhân văn hóa chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2013)

  • Lập mã và giải mã là thao tác tất yếu của nghệ sĩ khi sáng tạo và công chúng khi cảm thụ thông qua cầu nối là tác phẩm nghệ thuật. Cơ chế lập mã và giải mã tuy mang đặc trưng khác biệt nhưng có mối liên hệ biện chứng hữu cơ. Bài viết phân tích vấn đề này nhằm nâng cao nhận thức về một khía cạnh quan trọng thuộc bản chất của quá trình hoạt động nghệ thuật.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Nguyệt (2013)

  • Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân và gia đình của người dân ở vùng tái định cư huyện Kỳ An, Hà Tĩnh đã diễn ra trong bối cảnh phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài. Sự biến đổi này chưa làm mất đi những yếu tố nền tảng của văn hóa gia đình truyền thống nhưng đã có những ảnh hưởng khá sâu sắc theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bài viết đi sâu phân tích các quan niệm chung và quan niệm cụ thể về hôn nhân và gia đình trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu tái định cư huyện Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thesis


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2013)

  • Thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong mỹ thuật luôn được ca tụng là buổi bình minh tuyệt vời của mỹ thuật loài người, là Vương quốc của cái đẹp, là khi khoa học và triết học lần đầu tiên thức tỉnh. Ở đó, các đẹp trở thành mực thước, không chỉ thể hiện ở hình thể mà còn ở đề tài. Cái đẹp trong đề tài chính là miêu tả các vị thần, các vị anh hùng, các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Những vị thần đó luôn được biểu hiện bằng hình thể mẫu mực, hướng tới một vẻ đẹp hoàn mỹ. Có thể khẳng định rằng, thần thoại Hy Lạp chính là nền tảng của nghệ thuật phương Tây. Vai trò nền tảng này không chỉ ở thời kỳ xa xưa đó, mà còn kéo dài, xuyên suốt lịch sử châu Âu, từ Phục Hưng, Tân cổ điển đến hiện đại. Mảng đề tài này còn xuất hiện trong rất nhiều trường phái mỹ thuật.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2013)

  • Giáo dục nghệ thuật là hoạt động chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật giữa các thế hệ và là một hoạt động mang tính liên ngành. Do đó, cơ sở lý luận của giáo dục nghệ thuật được xây dựng dựa trên các học thuyết về văn hóa học, nghệ thuật học, giáo dục học và tâm lý học. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cần tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục nghệ thuật cho công chúng với nhiều nội dung và hình thức đa dạng. Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ cơ bản, góp phần trợ giúp đơn vị nghệ thuật biểu diễn thực hiện tốt chức năng của mình. Tiến hành hoạt động giáo dục nghệ thuật có thể tạo thêm giá trị gia tăng cho chương trình biểu diễn nghệ thuật, xây dựng đội ngũ khán giả tiềm năng, kết nối cộng đồng và thu hút các nguồn tài trợ cho đơn vị.