Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 171-180 of 233 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đặng, Mai Anh (2022)

  • Nghệ thuật sơn mài Việt Nam vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng chứa đựng nét văn hóa Á Đông đa dạng và huyền bí. Trải qua những chặng đường lịch sử, nghề sơn qua trang trí kiến trúc, đồ thờ và tượng ở đình, chùa Việt không chỉ cho thấy sự thăng hoa của một nghề truyền thống, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cổ mang đậm chất Phật giáo, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển nền nghệ thuật của người Việt.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Nhung (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu, kết hợp với việc khảo sát thực địa, bài viết phác dựng lại quá trình truyền bá, phát triển và suy tàn của Đạo giáo ở Việt Nam nói chung, khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nói riêng. Bài viết chứng minh rằng với những đặc trưng địa - chính trị, địa văn hóa riêng biệt, vùng đất Thạch Thất nổi lên như là một trong những trung tâm Đạo giáo sớm nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác, sau khi du nhập vào Thạch Thất, Đạo giáo chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Các Đạo quán vốn là cơ sở thờ tự quan trọng nhất của Đạo giáo, ngoài thờ các hình tượng Đạo giáo điển hình như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,... còn có các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng, các thần linh có...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Vũ Thị Cẩm Thanh (2022)

  • Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò, đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thanh niên được xác định là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2030 và nhiều chính sách khác nhằm bồi dưỡng, phát huy vai trò tiên phong của thanh niên và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên. Trong thời gian qua, quá trình xã hội hóa công tác thanh niên, xây dựng văn hóa chính trị trong thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường thích hợp để bồi dưỡng và phát huy năng lực, sức trẻ, tinh thần sáng tạo của thanh niên. Bài viết nhằm đánh gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Anh (2021)

  • Làng Việt có một vị trí quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, ngày nay, nhịp sống đô thị đang xâm nhập vào từng ngõ ngách của làng quê Việt Nam, không gian truyền thống của nhiều làng quê bị phá vỡ, nền tảng và thiết chế văn hóa xưa giờ cũng đã đổi thay. Ngược lại, xã hội càng phát triển, khách du lịch càng có nhu cầu tìm về những giá trị truyền thống cội nguồn. Làng cổ Đường Lâm là làng Việt cổ duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều đặc trưng văn hóa của một làng Việt truyền thống, là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch ở làng cổ Đường Lâm hiện nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2021)

  • Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa, văn học Việt Nam đã trải qua những thời kỳ giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu văn hóa, văn học Ấn Độ. Đối với thể loại truyện cổ tích, dấu ấn của sự tiếp thu thể hiện khá rõ nét trong những truyện cổ tích thuộc tiểu loại thần kỳ. Trên cơ sở khảo sát 131 truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam và Ấn Độ thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành và nhóm type Người tốt bụng được ban thưởng, kẻ xấu bụng bị trừng phạt, bài viết làm rõ sự tương đồng trong truyện cổ tích thần kỳ hai nước đồng thời lý giải nguyên nhân của sự tương đồng ấy.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2021)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đội ngũ lao động phục vụ du lịch, bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mặc dù đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng công tác quản lý đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Hà (2021)

  • Nhiều nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Thái có xu hướng xác lập “thầy mo Thái” như một khái niệm với nội hàm duy nhất, có tính đơn lập, để chỉ một kiểu người thực hành tâm linh trong cộng đồng. Bài viết này, từ sự phân tích về các nhu cầu/hoạt động tâm linh diễn ra trong cộng đồng Thái (bói toán, cúng gom tìm hồn vía, cúng trị ma, cúng tiễn hồn,…), các hoạt động nhóm nghề của mo bói (dượng), mo cúng hồn (một nhinh, một lao), mo tiễn hồn trong tang ma (mo phi), đã đi đến nhận xét rằng, thực tế, không có một khái niệm “thầy mo” đơn nhất và phổ quát được sử dụng trong cộng đồng Thái. Trong bối cảnh hiện tại, các cá nhân mo Thái còn có những động thái, những nỗ lực để giải quyết các vấn đề chưa từng phải đối mặt trong quá khứ. Và ở nhiều trường hợp, họ phải thực hành tổng h...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trường Giang (2021)

  • Quá trình hình thành và phát triển của người Ê-đê ở Tây Nguyên đã tạo ra các đặc trưng văn hóa tộc người mang bản sắc và có tính độc đáo. Trong bản sắc đó có thể nhận dạng được những dấu ấn về biển và rừng còn in đậm trong tâm trí và các thực hành văn hóa của người Ê-đê trong truyền thống cũng như hiện tại. Yếu tố biển được thể hiện từ ngôi nhà dài, trong tục bảo vệ nguồn nước, bến nước, đến chế độ mẫu hệ mang tính đặc trưng của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Yếu tố rừng được thể hiện trong sở hữu tập thể về đất và rừng, tập quán khai thác tài nguyên rừng, và được ghi nhận qua sử thi Đam San nổi tiếng của người Ê-đê. Các đặc trưng này được coi như nền tảng văn hóa của người Ê-đê cần được trân trọng và bảo tồn.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo; Lê, Thanh Thủy (2021)

  • Vương Dương Minh (1472 - 1528) là nhà nho nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỷ XV. Sau khi ông mất, học thuyết của ông đã được phát triển thành học phái Dương Minh học, được truyền bá và phát triển mạnh ở các nước trong khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ XX, Dương Minh học mới dần được một số học giả quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các học giả đều đánh giá cao tính thực tiễn trong tư tưởng của Vương Dương Minh và đề cao vị thế của ông trong lịch sử Nho học. Thông qua những nghiên cứu của các học giả nổi tiếng ở thời kỳ này như: Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Đào Trinh Nhất… về Dương Minh học, bài viết chỉ ra những nội dung và đặc điểm của việc nghiên cứu Dương Minh học trong giai đoạn đầu nửa thế kỷ XX ở Việt Nam.