Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 42 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Văn Hiển (2021)

  • Vươn tới cái đẹp là khát vọng, là nhu cầu tự nhiên của con người và xã hội. Cái đẹp hiện hữu trong tự nhiên, trong xã hội và tập trung hiện hữu nhất trong nghệ thuật. Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp, cái mang nhiều giá trị về thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử, thời đại. Muốn xã hội, công chúng tiếp nhận và cảm thụ được đầy đủ cải hay, cái đẹp ấy thì cần phải có định hướng, hỗ trợ của nhà trường, của cả nền giáo dục. Trong những năm gần đây, rất nhiều các dự án nghệ thuật công cộng được thực hiện từ nông thôn đến thành thị. Hà Nội - trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước với nhiều sự kiện lớn, là nơi xuất hiện nhiều hơn hết những dự án loại hình này. Với nhiều mục đích khác nhau, các dự án nghệ thuật công cộng vô tình hay hữu ý đã mang trong nó những chức năng của giáo dục nghệ thuật. Ở phạ...

  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú (2021)

  • Chính sách văn hóa là một trong năm phương thức quản lý nhà nước về văn hóa với các công cụ của nó. Các công cụ này đã được các cơ quan quản lý văn hóa vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở một số địa phương đối nghệ thuật hiểu diễn có điều kiện phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Bài nghiên cứu để cập đến việc đối mới chính sách văn hóa trang quản lý nhà nước về nghệ thuật hiểu diễn ở nước ta hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lê, Quỳnh Trang (2021)

  • Along with the development of society, dance has constantly changed to fulfill its role and function well. The competition to keep the lines of national art, ethnic dance, dance also changes to enrich to create new identities of this art. The development of the society along with the requirements of spiritual values that the dance of singing to people asked the instructors of the dance of performing arts have special characteristics of the personality changed with its to the past.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Anh (2021)

  • Làng Việt có một vị trí quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, ngày nay, nhịp sống đô thị đang xâm nhập vào từng ngõ ngách của làng quê Việt Nam, không gian truyền thống của nhiều làng quê bị phá vỡ, nền tảng và thiết chế văn hóa xưa giờ cũng đã đổi thay. Ngược lại, xã hội càng phát triển, khách du lịch càng có nhu cầu tìm về những giá trị truyền thống cội nguồn. Làng cổ Đường Lâm là làng Việt cổ duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều đặc trưng văn hóa của một làng Việt truyền thống, là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch ở làng cổ Đường Lâm hiện nay

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thanh Tâm (2021)

  • Việc tiếp nhận văn học Việt Nam của người Nhật thể hiện bản sắc thẩm mỹ Nhật Bản. Người Nhật đã chọn lựa, đọc, dịch văn học hiện đại Việt Nam từ nền tảng tư tưởng và cảm thức mỹ học nào? Đó là nội dung chính của bài báo khoa học này. Đặc biệt, đối với một số tác giả tiêu biểu của Việt Nam như: Thạch Lam, Khái Hưng, Hàn Mặc Tử, học giới Nhật đã dành một sự ưu ái nhất định và cung cấp những kiến giải, cảm thụ có giá trị.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang (2021)

  • Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa, văn học Việt Nam đã trải qua những thời kỳ giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu văn hóa, văn học Ấn Độ. Đối với thể loại truyện cổ tích, dấu ấn của sự tiếp thu thể hiện khá rõ nét trong những truyện cổ tích thuộc tiểu loại thần kỳ. Trên cơ sở khảo sát 131 truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam và Ấn Độ thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành và nhóm type Người tốt bụng được ban thưởng, kẻ xấu bụng bị trừng phạt, bài viết làm rõ sự tương đồng trong truyện cổ tích thần kỳ hai nước đồng thời lý giải nguyên nhân của sự tương đồng ấy.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2021)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đội ngũ lao động phục vụ du lịch, bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mặc dù đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng công tác quản lý đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Trong nghiên cứu văn hóa hiện nay, phương pháp “truyện kể” được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến. Truyện kể trở thành nguồn tài nguyên văn hóa xã hội, mà thông qua nguồn tài nguyên đó, người kể chuyện tham gia vào quá trình giải nghĩa. Do vậy, phương pháp này giúp các học giả, nhà nghiên cứu và nhà phân tích có cái nhìn sâu sắc về những chủ thể văn hóa và thông qua cuộc đời của họ có thể hiểu về xã hội. Bài viết giới thiệu một góc nhìn về phương pháp “truyện kể” nhằm tham góp thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa/văn hóa học.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Hà (2021)

  • Nhiều nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Thái có xu hướng xác lập “thầy mo Thái” như một khái niệm với nội hàm duy nhất, có tính đơn lập, để chỉ một kiểu người thực hành tâm linh trong cộng đồng. Bài viết này, từ sự phân tích về các nhu cầu/hoạt động tâm linh diễn ra trong cộng đồng Thái (bói toán, cúng gom tìm hồn vía, cúng trị ma, cúng tiễn hồn,…), các hoạt động nhóm nghề của mo bói (dượng), mo cúng hồn (một nhinh, một lao), mo tiễn hồn trong tang ma (mo phi), đã đi đến nhận xét rằng, thực tế, không có một khái niệm “thầy mo” đơn nhất và phổ quát được sử dụng trong cộng đồng Thái. Trong bối cảnh hiện tại, các cá nhân mo Thái còn có những động thái, những nỗ lực để giải quyết các vấn đề chưa từng phải đối mặt trong quá khứ. Và ở nhiều trường hợp, họ phải thực hành tổng h...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Trường Giang (2021)

  • Quá trình hình thành và phát triển của người Ê-đê ở Tây Nguyên đã tạo ra các đặc trưng văn hóa tộc người mang bản sắc và có tính độc đáo. Trong bản sắc đó có thể nhận dạng được những dấu ấn về biển và rừng còn in đậm trong tâm trí và các thực hành văn hóa của người Ê-đê trong truyền thống cũng như hiện tại. Yếu tố biển được thể hiện từ ngôi nhà dài, trong tục bảo vệ nguồn nước, bến nước, đến chế độ mẫu hệ mang tính đặc trưng của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Yếu tố rừng được thể hiện trong sở hữu tập thể về đất và rừng, tập quán khai thác tài nguyên rừng, và được ghi nhận qua sử thi Đam San nổi tiếng của người Ê-đê. Các đặc trưng này được coi như nền tảng văn hóa của người Ê-đê cần được trân trọng và bảo tồn.