Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 91-100 of 243 (Search time: 0.011 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Đình Minh Sơn (2011)

  • Trình bày: việc đánh giá trống đồng trong xã hội đương đại, bản chất văn hóa của trống đồng. Đồng thời, đưa ra những tư liệu lịch sử nói về đánh trống đồng.

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2011)

  • Cột là thành phần thẳng đứng của hệ thống đà lanh tô và của sơ đồ mặt tiền, hậu hay bên hông của công trình kiến trúc. Mặc dù đơn giản nhưng trong lịch sử mỹ thuật, cột đóng một vai trò quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của các nền văn minh. Các đơn bản kiến trúc cột trụ- dầm đỡ thời kỳ Đồ đá mới ở Stonehenge, phát triển thành những thức cột, những biến thể phức tạp ở hình dáng và ý nghĩa.

  • Thesis


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2013)

  • Xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội hiện nay là xã duy nhất của thủ đô có người Dao Quần Chẹt cư trú, chiếm tới 98% dân số toàn xã. Trước Cách mạng tháng Tám, họ sinh sống trên sườn núi Ba Vì. Sau cuộc vận động hạ sơn của Đảng và Nhà nước năm 1968, cộng đồng người Dao nơi đây đã chuyển xuống định cư dưới chân núi Ba Vì. Từ đó đến nay, đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, văn hóa vật chất của người Dao trong đó có bộ trang phục đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra theo cả hai chiều hướng: tích cực và hạn chế. Sự biến đổi tích cực cho thấy chất lượng cuộc sống của người Dao ở Ba Vì đang được nâng cao. Tuy nhiên, những biến đổi cũng cho thấy trong tương lai nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của người Dao ngày càng lớn.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2013)

  • Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Xu hướng phát triển và những thay đổi to lớn của xã hội đã tác động rất lớn đến gia đình. Sự giao lưu và hội nhập quốc tế, sự phát triển của xã hội đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển về kinh tế và văn hóa. Những giá trị nhân văn mới, trong đó có quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em đã tác động mạnh mẽ đến đời sống gia đình Việt Nam. Xét trên nhiều khía cạnh, quá trình thực hiện bình đẳng giới đã và đang tạo nên nhiều sự biến đổi của gia đình, trong đó có thể thấy rõ nhất là những biến đổi về hình thái, cơ cấu, quy mô của gia đình, về vai trò của người vợ và người chồng, về quan hệ vợ chồng, về văn...

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Văn Đạt (2013)

  • Thờ cúng tổ tiên là một phong tục ngàn đời của người Việt Nam, đã ăn sâu vào trong đời sống cũng như nếp nghĩ của tất cả các tầng lớp dân cư kể cả những người theo đạo Công giáo. Trước và sau Công đồng Vatican II, với những thay đổi trong quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo, việc tôn kính tổ tiên của người Công giáo Việt đã có những thay đổi. Việc ứng xử của người Công giáo Việt Nam với tục thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện sống động nhất của quá trình hội nhập giữa Công giáo và văn hóa Việt Nam cũng như quá trình Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2013)

  • Bài viết nêu một số điểm tồn tại, bất cập về nhận thức, nội dung, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra cách đây 15 năm về trước. Qua đó tác giả đề xuất nên nghiên cứu xây dựng một nghị quyết mới hoàn chỉnh hơn cho phát triển văn hóa phù hợp với thời kỳ hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng như nhiều trường đại học khác ở Việt nam, từ nhiều năm nay vẫn đào tạo theo ngành. Việc đào tạo này có phần xơ cứng, thiếu sự thích ứng nhanh với yêu cầu xã hội. Sự chuyển biến của nhà trường trong những năm gần đây (đào tạo theo chuyên ngành) đã tạo được sự phát triển bền vững. Bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa, lợi thế của việc mở chuyên ngành và đề xuất hướng đi cho nhà trường trong tương lai. Đây là kinh nghiệm của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội song có thể cũng là những vấn đề chung của các trường đại học ở Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Mạnh Linh (2013)

  • Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương) là một trong những ngày tết truyền thống của nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc. Từ góc độ văn hóa, tuy mỗi quốc gia đều có truyền thuyết riêng để giải thích về nguồn gốc của cái tết này, dẫn đến những phong tục, cách thức thực hiện có thể khác nhau nhưng tất cả đều công nhận, đây là thời điểm mặt trời gần trái đất nhất nên cũng là khi khí dương thịnh nhất trong năm, và vì thế, mọi phong tục, nghi thức đều có chung ý nghĩa: đón tiết khí mới – hạ chí và cầu mong khỏe mạnh, bình an. Hiện đang có 2 quan điểm về nguồn gốc ra đời của tết Đoan Ngọ vẫn đang tồn tại song song: 1) Tết Đoan Ngọ được khởi nguồn từ Trung Quốc, và 2) Tết Đoan Ngọ sản phẩm của người Việt cổ và ngày mồng 5 tháng 5 là theo lịch của cư dân Bách Việt chứ khô...