Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 81-90 of 243 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hậu (2010)

  • Trong thời đại ngày nay, xu hướng phát triển theo con đường văn minh hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành luồng sóng dữ dội, nhất là ở các nước thứ ba chậm phát triển. Con đường văn minh hoá - công nghiệp hoá và hiện đại hoá là con đường đúng đắn, cần phải thực hiện, nhằm phát triển đời sống xã hội. Song, vấn đề đặt ra là phát triển như thế nào để vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Thực chất, quá trình văn minh hoá không chỉ giản đơn là quá trình phát triển kinh tế và công nghệ hoá đơn thuần, mà còn phải phát xuất từ một thể chế chính trị - xã hội nhất định, từ các giá trị định hướng và các "khuôn mẫu văn hoá" cổ truyền - “Cổ mẫu” (Archetypes) đang chìm sâu trong nền văn hoá truyền thống, cùng với những yếu tố tâm lý và tính cách dân tộc. Đó cũng chính là mối quan hệ bi...

  • Article


  • Authors: Trần, Mai Ước (2010)

  • Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước, trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Thủ đô đang có những thay đổi theo hướng hiện đại. Văn hóa đô thị Hà Nội đã có từ trước thế kỷ X, nhưng phải từ khi trở thành quốc đô (1010) mới thực sự phát triển. Việc xây dựng văn hoá đô thị sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn hoá xã hội đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được bền vững, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập như hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Kim Ngọc (2011)

  • Bài viết này có sự phân biệt rõ các khái niệm ẩn dụ hóa (cơ chế ẩn dụ hóa hay phép ẩn dụ) với ẩn dụ nói chung (và ẩn dụ tu từ nói riêng). Đồng thời làm rõ bản chất của ẩn dụ hóa (hay cơ chế ẩn dụ hóa) là cơ trình lâm thời chuyển nghĩa của từ ngữ dựa vào quan hệ liên tưởng tương đồng mà biến một từ ngữ thông thường, vốn biểu thị sự vật này, thành một ẩn dụ, tức là từ ngữ có giá trị như một hình ảnh ngôn từ cảm tính có khả năng gợi lên ở người đọc, người nghe biểu tượng về một sự vật khác. Có thể nói chuyện nghĩa là một trong những con đường quan trọng vào bậc nhất khiến cho ngôn ngữ có khả năng kì diệu trong việc phản ánh thế giới khách quan và biểu hiện được những tư tưởng tình cảm tinh tế nhất của con người.

  • Article


  • Authors: Đặng, Hồng Chương; Vũ, Thị Thu Hoài (2010)

  • Là một hiện tượng văn hoá tinh thần, nghệ thuật được xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, xã hội học, tâm lý học, mỹ học v.v... Dưới góc độ triết học, người ta coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nhưng dưới góc độ mỹ học, nghệ thuật lại được coi là giá trị thẩm mỹ đặc biệt, là sự biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Chính vì vậy, nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt mà các hình thái ý thức xã hội khác không có. Bài viết này muốn nói về tính đặc thù của nghệ thuật – cơ sở khách quan làm cho nghệ thuật trở thành một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2010)

  • Giới thiệu chung về Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc, chính sách văn hóa của Hàn Quốc, đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc và một số đổi mới trong chính sách văn hóa Hàn Quốc.