Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 221-230 of 243 (Search time: 0.127 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng,Minh Của (2014)

  • Chữ đóng vai trò quan trọng trong áp phích quảng cáo. Vai trò này thể hiện trước hết ở chỗ chữ có khả năng truyền tải thông tin, thúc đẩy hành động của người xem; tiếp theo là vai trò khách thể thị giác; chữ là công cụ của nghệ thuật đồ họa để xây dựng hình tượng. Việc sử dụng chữ trong sáng tạo áp phích quảng cáo cần phích quảng cáo cần phải tuân thủ một số nguyên tắc chung để gắn kết giữa hình ảnh và chữ nhằm tạo hiệu quả tác động cao đối với người xem

  • Article


  • Authors: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bài viết bàn về quan điểm về quyền lực của nhà cầm quyền thời Trần. Đó là quan điểm quyền lực của người cầm quyền không phải là tuyệt đối, dựa trên cơ sở nhận thức và thừa nhận vai trò, sức mạnh của người dân. Từ đó, người cầm quyền thời Trần có thái độ tôn trọng dân, không tham quyền cố vị, đồng thời có cách tiết chế quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Từ quan điểm này, cho thấy ý thức tự trọng, tinh thần buông bỏ của chủ thể chính trị cũng như bản chất tiến bộ, thân dân, khoan dung khai phóng của nền văn hóa chính trị thời thịnh Trần

  • Article


  • Authors: Chử,Thị Thu Hà (2019)

  • Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của Trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản: Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo; thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nhà trường; một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trư...

  • Article


  • Authors: Trần,Thị Thu Nhung (2019)

  • Trong xu thế đào tạo đa ngành, đa nghề của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang phải nghiên cứu đến tính hiệu quả đào tạo của các ngành, chuyên ngành hiện đang đào tạo tại Trường. Qua 60 năm đào tạo, bên cạnh những ngành học truyền thống đã làm nên thương hiệu của Trường, còn có những ngành học mới ra đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình đã triển khai thực hiện được 5 năm tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cho đến nay, Đại học Văn hóa Hà Nội vẫn là trường đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo ngành Gia đình học và chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình. Qua thực tế đào tạo, chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo các vấn đề xung quanh việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác gia đình và cần có hướng đi mới cho n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Cần (2019)

  • Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi thay của đất nước, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cũng diễn ra nhiều thay đổi không chỉ về tên gọi, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ giảng viên, lượng người học, mà còn là sự thay đổi về các ngành đào tạo, cấp đào tạo và sự đổi mới về loại hình, chương trình, phương thức đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học… Có được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đối với sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thành tựu và giá trị thu được sẽ là nguồn lực và hành trang để nhà trường tiếp tục kế thừa và phát huy trong xây dựng, phát triển thời gian tới

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Khánh Ngọc (2019)

  • Đào tạo nghệ thuật tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những hoạt động mang đậm dấu ấn của Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, mà tiền thân là Khoa Văn hóa quần chúng. Dù không đào tạo chuyên nghiệp về nghệ thuật như các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong cả nước, nhưng hoạt động đào tạo nghệ thuật tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có được những thành tựu nhất định, đóng góp vào thành công chung của nhà trường trong sự nghiệp đào tạo cán bộ văn hóa

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Việt Hương (2011)

  • Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là folklore học. Đó là một thể loại khá đặc biệt so với các thể loại khác của văn học dân gian. Các công trình nghiên cứu về tục ngữ, dù ít hay nhiều, dù nông hay sâu đều đề cập tới bản chất của tục ngữ. Các ý kiến đánh giá có thể khác nhau tùy theo góc độ của người nghiên cứu. Song, tất cả đều thống nhất cho rằng tục ngữ là hiện tượng phức tạp về bản chất. Nó vừa là hiện tượng của tư duy, vừa là hiện tượng của lời nói, của đời sống tư tưởng, văn hóa tinh thần, đồng thời là một hiện tượng nghệ thuật

  • Article


  • Authors: Phan,Thị Yến Tuyết (2014)

  • Vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng biển của 9 tỉnh, thành Nam Bộ được khảo sát dưới góc độ phát triển bền vững. Các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng biển Nam Bộ luôn gắn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đối phó với tác hại lớn lao đang và sẽ diễn ra của hiện tượng biến đổi khí hậu, là nội dung quan trọng, đầy thách thức của phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề con người với môi trường tự nhiên của ngành nhân học biển (maritime anthropology) là giải quyết mối quan hệ giữa môi trường biển và hoạt động sinh tồn của con người, đó là cơ sở tìm kiếm những chính sách hướng đến sự phát triển bền vững cho ngư dân và cư dân địa phương. Sự phát triển bền vững của nghề biển chính là vấn đề môi trường và vấn đề này cần được xem như một nguyên tắc phát triển...

  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Hoa (2018)

  • Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh trong đời sống văn hóa tộc người, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lễ hội, nghi lễ chu kỳ đời người,… Tuy nhiên, nhìn lại thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu có sự thiên lệch giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các vùng miền và đặc biệt là giữa các tộc người. Có những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người còn chưa được khỏa lấp, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới