Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 91-100 of 104 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2021)

  • Tranh kính là thực thể từ lâu đã hiện hữu trong kiến trúc của nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa từ bình diện nghệ thuật lẫn tôn giáo đáng để nghiên cứu, ca ngợi và trao truyền. Việc nghiên cứu tranh kính không chỉ giúp tìm hiểu kết cấu nội thất của nhà thờ mà còn khám phá ra phần nào bề sâu vận hành của niềm tin tâm linh của một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đang có sức ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục v...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Anh (2020)

  • Nằm ở phía Tây của tỉnh Saga, Arita là cái nôi của công nghiệp sản xuất gốm sứ Nhật Bản. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến từ Trung Quốc qua con đường Triều Tiên, đã có thời gian dài Arita mô phỏng hoàn toàn theo các sản phẩm sứ Trung Quốc. Qua nhiều lần cải tiến kỹ thuật, cùng với những lợi thế của từng địa phương trong khu vực, Arita đã dần dần cải biến, dung nhập những yếu tố ngoại lai và thực sự thành công trong kỹ thuật chế tác để đưa ra các sản phẩm thực sự tinh tế của mình. Trải qua hơn 400 năm lịch sử hình thành và phát triển, cùng chính sách bảo tồn nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, sản phẩm sứ Arita đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước và có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2020)

  • Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng. Là một trong những cái nôi của sự hình thành tín ngưỡng tứ phủ ở miền núi, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử, xã hội và văn hóa xứ Lạng, từ đó góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tộc người và phát triển các loại hình du lịch ở Lạng Sơn, nhất là loại hình du lịch tâm linh.

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt.

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Hà Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế nhờ vị trí thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các biểu tượng văn hóa độc đáo, cũng như các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Hà Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều điểm đến du lịch, trong đó có làng du lịch Zaanse Schans, nằm ở gần trung tâm thủ đô Amsterdam. Làng du lịch này hấp dẫn vì nó giống như một bảo tàng sống động về văn hóa nông thôn quốc gia, được thiết kế khéo léo, kết hợp với cách làm du lịch có định hướng của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Bài học về sự phát triển du lịch ở làng Zannse Schans cung cấp một số gợi mở cho sự phát triển các làng du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hiện nay như: vấn đề quy hoạch làng, sắp...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản.