Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 61-70 of 104 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2021)

  • Lễ hội, trong đó có lễ hội truyền thống là một thành tố của văn hóa, là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm mục đích phát triển bản thân con người và xã hội. Hoạt động của lễ hội đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa ngoại sinh du nhập vào Việt Nam khiến việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống giảm hiệu quả. Vì thế, tăng cường quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2021)

  • Trong thời kỳ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng văn hóa đang trở thành một vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu. Sự khác biệt trong thế giới hội nhập đến từ yếu tố văn hóa, mà từng thị trường khác nhau với những đặc điểm văn hóa khác nhau. Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới ngày càng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường việc làm, sự chuyển dịch của lực lượng lao động các nước và tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới. Bối cảnh thị trường ngày càng mở cửa, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt sẽ làm việc ngày càng nhiều trong môi trường đa dạng văn hóa, rất cần sự thay đổi, nâng cao năng lực quản lý, kiến thức và kỹ năng làm việc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Sự di dời dân cư tới các điểm cư trú mới trong các dự án thu hồi đất đai ở Hà Nội đặt ra vấn đề về tổ chức lại đời sống văn hóa xã hội cho nhóm dân cư này tại nơi ở mới. Thực tế là, liên kết xã hội ở các chung cư tái định cư khá yếu, điều này làm giảm sút các hoạt động chung của cộng đồng. Sự chia cắt văn hóa do di dời cộng với mức sống thấp tại nơi tái định cư khiến các liên kết mới càng trở nên khó khăn. Tái định cư để lại sự tổn thương văn hóa trong đời sống dân cư. Tình trạng tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn khi chất lượng cuộc sống của người bị di dời không bằng nơi ở cũ. Tái định cư đẩy các hộ gia đình đến một không gian mới, song những yếu tố liên kết, sự giao lưu văn hóa vẫn còn hết sức mỏng manh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn bắt đầu được hình thành. Mặc dù, quy mô, cách thức hoạt động vẫn còn mang tính tự phát và chưa được thừa nhận như một loại hình kinh doanh đặc biệt, nhưng các không gian văn hóa sáng tạo ở Hà Nội đã mang đến cho thành phố những thay đổi đáng kể về diện mạo, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, tạo môi trường sáng tạo chuyên nghiệp cho đội ngũ nghệ sĩ trẻ và tạo nhiều việc làm mới cho công dân Thủ đô… Tuy vậy, vẫn còn những bất cập từ hệ thống chính sách để đảm bảo một sự hỗ trợ chính thức của nhà nước. Bài viết mong muốn đưa đến một nhận thức toàn diện về không gian sáng tạo ở Hà Nội trong tương quan với một số thành phố sáng tạo khác, ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Xuân Ny (2020)

  • Hò khoan - Chèo cạn là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, có sự kết hợp giữa làn điệu hò khoan (vốn là điệu hò trong lao động sông nước) và động tác chèo thuyền đã được cách điệu hóa (chèo thuyền trên cạn) của cư dân ven biển một số tỉnh miền Trung, đặc biệt, trong đó có làng Nhân Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nội dung và ý nghĩa của nó liên quan đến thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông. Diễn xướng và âm nhạc dân gian của Hò khoan - Chèo cạn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa, khích lệ tinh thần lạc quan, tình yêu nghề của những ngư dân vùng biển, dù mỗi chuyến ra khơi họ luôn phải đối đầu với bao gian khó, rủi ro.

  • Article


  • Authors: Trần, Minh Chính (2020)

  • Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng với tư cách là một hiện tượng văn hóa tổng thể mang tính chất cộng đồng bao gồm nhiều thành tố cơ bản, trong đó có văn hóa giao tiếp, ứng xử. Bài viết trình bày những nét biến đổi của văn hóa giao tiếp, ứng xử, biểu hiện cụ thể ở phong cách, cử chỉ, trang phục, những tập tục khi ăn nói, lúc đứng ngồi, cùng những lề lối trong sinh hoạt ca hát của người Quan họ. Những biến đổi đó được tìm thấy trong mối quan hệ so sánh giữa văn hóa giao tiếp, ứng xử Quan họ, giữa tục kiêng hèm của người Quan họ xưa và nay. Từ đó cũng cho thấy, sự biến đổi đó là xu hướng tất yếu, khi mà đời sống xã hội đã có nhiều biến đổi.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Tuyết (2020)

  • Mở cửa, hội nhập đang là câu chuyện diễn ra sôi động trên toàn cầu. Nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó phong phú và phức tạp nhất là văn hóa. Sự thay đổi thang bậc giá trị của xã hội hiện đại ngày nay không thể không nói tới sự tác động của quá trình giao lưu văn hóa, trong đó có vai trò quan trọng của văn hóa đại chúng. Văn hóa Việt Nam hội lưu được với dòng chảy văn hóa đương đại, dân chủ hóa trong việc thụ hưởng cũng như giúp cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực… là điều không thể phủ nhận mà văn hóa đại chúng đã mang lại. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều hệ lụy bởi tính không đồng nhất, phức tạp của văn hóa đại chúng, như làm mai một, tan vỡ hệ giá trị văn hóa dân tộc, phản văn hóa, xâm lăng văn hóa…

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham vấn trong việc phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.

  • Article


  • Authors: Đặng, Trần Hiếu (2022)

  • Đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng từng bước chuyển mình nhằm đổi mới giáo dục tại từng khoa, phòng, ban trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật là một trong những khoa được thành lập sớm nhất của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây là khoa đạt nhiều thành tích nổi bật trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực văn hóa của đất nước vì hiện nay, không nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành này. Tuy nhiên, Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật cũng có một số khó khăn nhất định, cụ thể là về nội dung chương trình đào tạo còn nhiều bất cập đối với yêu cầu thực tế của xã h...

  • Article


  • Authors: Phan, Nhật Anh (2022)

  • Cần nhìn nhận khách quan về một hiện trạng hiện nay, đó là đi khắp các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, thật khó có thể tìm ra một quán trà vẫn giữ được nét truyền thống bởi sự xuất hiện của quá nhiều và áp đảo của các quán trà ngoại nhập. Sự tồn tại của nhiều quán trà mang phong cách khác nhau cùng trên địa bàn thành phố Hà Nội có mặt tích cực là khiến cho việc tiếp xúc đa phương được tốt hơn, nhưng cũng vì thế mà tạo nên sự lai căng, hỗn tạp, làm đa số mọi người không biết đâu là trà truyền thống, đâu là trà ngoại lai. Và điều này đã làm cho không ít người yêu trà truyền thống phải xót xa, trăn trở. Tuy nhiên, sự thay đổi diện mạo văn hóa trà Hà Nội là một sự thay đổi tất yếu không tránh khỏi, để bảo lưu được những giá trị tốt đẹp và tinh tế ấy cần có nhiều hơn nữa những t...