Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 104 (Search time: 0.02 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Trung (2022)

  • Bài viết đề cập tới vấn đề công nghiệp văn hóa trong khai thác thế mạnh đào tạo ngành thiết kế truyện tranh và phim hoạt hình tại Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đề cập tới các nội dung chính: Ngành Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam; Công nghiệp văn hóa với những tác động phát triển sản phẩm truyện tranh và phim hoạt hình; Xu hướng đào tạo nhân lực đối với ngành Truyện tranh và Phim hoạt hình hiện nay.

  • Article


  • Authors: Lại, Vũ Kiều Trang; Đặng, Trần Hiếu (2023)

  • Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi với 100 sinh viên tham gia trả lời, bên cạnh việc tiến hành phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề. Kết quả cho thấy: trong tổng số 7 kỹ năng được đưa ra có 2 kỹ năng đã đạt mức thành thạo. Nghiên cứu đề xuất 3 giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2023)

  • Trên thế giới, ngành thiết kế đồ họa đã có bề dày hàng trăm năm và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế hiện đại. Đặc biệt như trong thiết kế đồ họa ứng dụng hiện nay có thể có sự ảnh hưởng của rất nhiều xu thế nghệ thuật đương đại, nó mang tính chất thời đại như các trào lưu nghệ thuật Hiện đại (Lập thế, Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực...), nghệ thuật Hậu hiện đại (Tối giản, Đại chúng...). Có thể kể đến quá trình tiếp thu và chịu ảnh hướng của nghệ thuật ảo giác, để từ đó các nhà thiết kế phát triển và kế thừa tính thẩm mỹ. Sự ảnh hưởng này tạo thành những tác phẩm thiết kế đồ hoạ mang sắc thái mới đạt đến tính sáng tạo của nghệ thuật mới. Nghiên cứu này chỉ ra đặc điểm của nghệ thuật ảo giác và sự ảnh hưởng của nó tới thiết...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Bình (2023)

  • Để thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19, các sự kiện trực tuyến được tổ chức để thay thế cho các sự kiện tổ chức trực tiếp theo hình thức tập trung. Đây là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các sự kiện trực tuyến trở nên đa dạng và chuyên nghiệp hơn khi trở về trạng thái bình thường mới. Bài viết trình bày những cơ hội và thách thức của các sự kiện trực tuyến sau đại dịch COVID-19.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Phương Thanh (2022)

  • Ví, giặm ra đời và phát triển từ TK XVII-XVII, trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động đến văn nhân, nho sĩ. Ngày nay, trung tâm của di sản ví, giặm ở các làng nàm hai bên bờ sông Lam và sông La như làng Kim Liên, Bói Sơn (Nghệ An); Thạch Việt, Trường Lưu (Hà Tỉnh). Ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, được thực hành phố biến trong đời sống, trong các cuộc vui, lễ hội, liên hoan, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng và còn được khai thác thành các trình điễn nghệ thuật trên sân khấu.

  • Article


  • Authors: Lê, Quỳnh Trang (2023)

  • Xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề về sức khỏe tinh thần của con người ngày càng được báo động. Những năm gần đây, tỉ lệ căng thẳng, trầm cảm hay lo âu ngày càng tăng. Múa trị liệu được xem là một biện pháp can thiệp tập trung vào sự chuyển động để cải thiện các triệu chứng về tâm lý hay những rồi loạn thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của múa trị liệu. Nghiên cứu này giới thiệu những thông tin cơ bản về múa trị liệu và hiệu quả của múa trị liệu.

  • Article


  • Authors: Đặng, Trần Hiếu (2023)

  • Hiện nay, có rất nhiều biên đạo múa, sinh viên nghệ thuật trẻ đã bắt đầu khai thác yếu tố dân tộc qua các điệu múa, kết hợp với âm nhạc dân tộc, tạo nên những giá trị mới, đan xen giữa văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, sự hiểu biết về dân tộc của sinh viên khi biên đạo múa còn hạn chế, do chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như môi trường để luyện tập. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo vũ đạo, cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được trải nghiệm văn hóa các dân tộc và có cơ hội thực hành các sản phẩm múa do chính họ biên đạo.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thùy (2023)

  • Ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ngày 2-12-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 đã khỏi đầu cho công cuộc chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam, mở ra vận hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian. CĐS là xu hướng tất yếu đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cách thức giải quyết phù họp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng dân gian trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Hồng Tứ (2022)

  • Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là một lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Ngày nay, nhiều mạng xã hội ra đời giúp quan hệ công chúng có những công cụ tốt hơn để thực hiện chức năng của mình. TikTok là một ứng dụng mới và phổ biến, nhất là với giới trẻ. Bài viết đưa ra các ưu điểm và hạn chế khi công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng TikTok để thực hiện hoạt động quan hệ công chúng.