Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 23 (Search time: 0.016 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Lan (2017)

  • Loại hình lễ hội này luôn thu hút một số lượng lớn du khách và đóng góp nguồn lợi nhằm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, từng vùng, miền cả nước. Cần có những giải pháp để bảo tồn và phát huy lễ hội dân gian, đưa hoạt động tín ngưỡng tâm linh trở thành sản phẩm du lịch nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Cấp sắc là nghi lễ quan trọng nhất của người đàn ông Dao Quần Chẹt. Nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ, sinh con, già và chết đi, người đàn ông Dao vẫn chưa được coi là người lớn. Lễ cấp sắc không chỉ thể hiện ý nghĩa tâm linh mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nghi lễ cấp sắc phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua nhiều nghi thức bắt buộc mang đặc trưng văn hóa Dao rất rõ nét.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2017)

  • Đào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học” hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình “nhận diện thương hiệu” của đào tạo đại học Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hoá mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hoá mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong nước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đối. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thanh Huyền (2017)

  • Diễn viên là người có vai trò quan trọng đối với việc thành công của vở diễn. Thông qua sáng tạo của diễn viên, tư tưởng, ý đồ của tác giả kịch bản, đạo diễn được cụ thể hóa. Diễn viên sử dụng nhiều yếu tố khác nhau của kỹ thuật biểu diễn và ngôn ngữ sân khấu, trong đó có cả ngôn ngữ hình thể để sáng tạo nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hồng Hạnh (2017)

  • Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực mà việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể gây ra với những mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đo lường sự tác động này vẫn còn thiếu vắng trong các cuộc nghiên cứu. Bài viết dưới đây nhằm mô tả thực trạng và một số tác động của việc sử dụng thiết bị công nghệ lên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Anh Việt (2017)

  • Phân tích vai trò của âm nhạc đối với xã hội và trẻ em, các yếu tố cơ bản và phức tạp của âm nhạc mà trẻ em có thể nhận biết góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Khánh Hoàng (2017)

  • Thành phố Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt được sự phát triển nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhờ đó, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng, các hoạt động văn hóa đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn có những biểu hiện lệch chuẩn, những hoạt động văn hóa gây phương hại tới đời sống văn hóa lành mạnh; một số lĩnh vực quản lý văn hóa vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa ở thành phố Thanh Hóa để định hướng xây dựng và phát triển ngành văn hóa của thành phố phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2017)

  • Bài viết dựa trên lý luận chung về giáo dục nghệ thuật trong quản lý nhà hát để nghiên cứu một trường hợp điển hình (case study) là hoạt động giáo dục nghệ thuật của Nhà hát Opera Hoàng gia Anh. Trường hợp này được đặt trong bối cảnh chung - hoạt động giáo dục nghệ thuật của các nhà hát ở Vương quốc Anh - và đi sâu phân tích các khía cạnh: chính sách giáo dục nghệ thuật, các loại chương trình giáo dục và đánh giá toàn diện về các chương trình. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển hoạt động giáo dục nghệ thuật cho các nhà hát Việt Nam.