Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 25 (Search time: 0.12 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Nhật Anh (2018)

  • Công chúng giờ đây có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình giải trí hơn, họ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm nghệ thuật và dịch vụ, đến thượng hiệu của tổ chức văn hóa nghệ thuật (VHNT). Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu là giải pháp rất cơ bản động vai trò tiên quyết trong việc chuyên nghiệp hóa hoạt động phát triển thương hiệu của các tổ chức VHNT,

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngọc Phương (2018)

  • Giáo dục và văn hóa là hai thành phần cốt lõi của một trường học nơi đào tạo sản phẩm có thể hữu ích cho xã hội, là nền tảng để thúc đẩy con người hướng tới sự chân thực - tốt đẹp - thẩm mỹ. Trong trường học, giảng dạy kiến ​​thức và tính cách phải được cân bằng. Do đó, xây dựng và phát triển Văn hóa học đường là một nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường theo cơ bản và cải cách toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bài viết đề cập đến các vấn đề lý thuyết cho sự phát triển của văn hóa học đường làm cơ sở cho các nghiên cứu lý thuyết và đánh giá tình hình của văn hóa học đường.

  • Article


  • Authors: Trần, Thục Quyên (2018)

  • Điều kiện phát triển kinh tế hiện nay đã tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng cao. Cũng như văn hóa, lễ hội đã và đang được quan tâm tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau. Từ những lễ hội cổ truyền được quan tâm phục dựng với các yếu tố mới lạ cũng như nhiều lễ hội văn hóa du lịch (VHDL) được tổ chức tại các địa phương đã đặt ra cho công tác quản lý nhiều vấn đề cần giải quyết

  • Article


  • Authors: Hoàng, Hòa Bình (2018)

  • bài báo đề cập đến khái niệm thượng hiệu, giá trị thương hiệu và phương pháp đánh giá, nguyên nhân của sự suy giảm giá trị thương hiệu, xây dựng một thương hiệu uy tín và bền vững bằng cách đầu tư thời gian, tiền bạc và các nguồn lực vào 3 lĩnh vực chủ chốt: dịch vụ chăm sóc khách hàng, văn hóa, đào tạo nâng cao chất lực nhân viên

  • Article


  • Authors: Bùi,Hữu Tiến; Đinh,Thị Hồng; Nguyễn,Thị Bích Hường (2018)

  • Đối với mỗi bảo tàng, hiện vật và những câu chuyện đi kèm chính là linh hồn của bảo tàng. Sưu tầm được hiện vật đã là khó, tuy nhiên, việc bảo quản, gìn giữ hiện vật còn khó hơn rất nhiều, đặc biệt là những hiện vật bằng kim loại hoặc chất liệu hữu cơ. Hiện vật bảo quản chính là những “bệnh nhân mù, câm, điếc”. Vì vậy, công tác bảo quản phòng ngừa và trị liệu cần phải thực hiện hết sức khoa học và thận trọng. Đối với mỗi hiện vật, tùy theo chất liệu và hiện trạng, sẽ sử dụng các phương pháp và quy trình bảo quản khác nhau. Với hiện vật kim loại, các phương pháp được áp dụng trong bảo quản xử l ýphải đảm bảo tính khoa học và đáp ứng nguyên tắc tối quan trọng, đó là giữ được trạng thái gốc về form dáng và tính đặc thù của hiện vật

  • Article


  • Authors: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bài viết bàn về quan điểm về quyền lực của nhà cầm quyền thời Trần. Đó là quan điểm quyền lực của người cầm quyền không phải là tuyệt đối, dựa trên cơ sở nhận thức và thừa nhận vai trò, sức mạnh của người dân. Từ đó, người cầm quyền thời Trần có thái độ tôn trọng dân, không tham quyền cố vị, đồng thời có cách tiết chế quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Từ quan điểm này, cho thấy ý thức tự trọng, tinh thần buông bỏ của chủ thể chính trị cũng như bản chất tiến bộ, thân dân, khoan dung khai phóng của nền văn hóa chính trị thời thịnh Trần

  • Article


  • Authors: Đặng,Thị Hoa (2018)

  • Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh trong đời sống văn hóa tộc người, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lễ hội, nghi lễ chu kỳ đời người,… Tuy nhiên, nhìn lại thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu có sự thiên lệch giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các vùng miền và đặc biệt là giữa các tộc người. Có những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người còn chưa được khỏa lấp, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới

  • Article


  • Authors: Lê,Văn Minh; Lò,Ngọc Diệp (2018)

  • Chõ đồ xôi là sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nghề có giá trị văn hóa - xã hội tộc người, được người dân gìn giữ thông qua quá trình lao động sản xuất, trong đó chõ đồ xôi bằng gỗ của đồng bào dân tộc Thái được biết đến nhiều hơn cả. Nghề làm chõ xôi ở xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay được nhân dân trong vùng và một số vùng lân cận ưa chuộng. Nghề tồn tại và duy trì không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống thường ngày mà còn do nhu cầu nối tiếp văn hóa truyền thống của cộng đồng, bởi sản phẩm của nghề thúc đẩy việc bảo tồn tri thức dân gian nghề và gìn giữ những giá trị cốt lõi của văn hóa Thái. Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và t...

  • Article


  • Authors: Đỗ,Trần Phương (2018)

  • Đức tin Công giáo đóng vai trò quan trọng, chi phối thế giới quan, nhân sinh quan của cộng đồng người theo Công giáo. Với người Công giáo, nhà thờ là một trong những nơi mà giáo dân được thực hành và suy niệm về đức tin của mình một cách sâu sắc. Qua khảo sát hệ thống nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy duy chỉ tại nhà thờ Hà Hồi có một hệ thống câu đối được chạm khắc rất tinh xảo với nội dung thể hiện rõ nét đức tin Công giáo. Đây không chỉ là cách chuyển tải niềm tin rất đặc biệt, mà còn cho thấy sự hội nhập giữa Công giáo và văn hóa Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2018)

  • Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng, giữa văn hóa trong nước và văn hóa quốc tế là một tất yếu. Miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với những sắc thái văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện đời sống kinh tế của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc đang nảy sinh một số vấn đề bất cập cần tháo gỡ. Để giải quyết những vấn đề này rất cần có sự chung tay vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua hệ thống văn bản quản lý được thể hiện bằng những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời, nhằm khơi dậy ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tr...