Search

Current filters:




Current filters:




Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-9 of 9 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2016)

  • Với người Mông, các thiết chế gia đình, dòng họ, làng bản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, muốn tạo dựng được đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào Mông sinh sống, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, phát huy những yếu tố tích cực trong cơ chế vận hành của các thiết chế xã hội truyền thống; đồng thời hạn chế những yếu tố lạc hậu, không phù hợp. Việc xác định rõ tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa dựa theo nguyên tắc trên là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng người Mông mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thu Hoạch (2016)

  • Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năn...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay

  • Thesis


  • Authors: Trần, Minh Chính (2016)

  • Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể trong đó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Văn hóa ứng xử góp phần làm nên sự độc đáo và vẻ đẹp thẩm mỹ trong sinh hoạt của người Quan họ và được thể hiện ở một số khía cạnh cơ bản: sự tôn trọng, bình đẳng trên tinh thần “tôn lẫn kính chung”; chơi Quan họ rất đẹp, rất công phu, có lề lối, có tập tục trên cơ sở của tình bạn thủy chung; sự tinh tế, ý nhị trong xưng hô, trong ẩm thực, trong “ miếng trầu Quan họ” mời khách, trong những canh hát nặng tình nặng nghĩa. Và cuối cùng, Quan họ không chỉ là học hát mà còn là “học ăn, học nói, học gói, học mở” - tức là học giao tiếp ứng xử vì không thế không thành người Quan họ.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Ngọc Hòa (2016)

  • Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.

  • Article


  • Authors: Lê,Tuyết Mai (2016)

  • Đền Cờn (Nghệ An) theo tương truyền được xây dựng vào thế kỷ XIII, dấu tích hiện nay chủ yếu có từ thời cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Là một cơ sở văn hóa tâm linh nổi tiến, đền Cờn hội tụ nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc;Là một ngôi đền được nói tới trong nhiều thư tịch và thơ văn; tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh nương vừa mang ý nghĩa giao lưu văn hóa Trung Việt, vừa thể hiện tính bản địa cao, về thắng cảnh, di tích và lễ hội, đền Cờn cũng mang những nét riêng của văn hóa cư dân vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Với những nét đặc sắc văn hóa của mình, đền Cờn còn xứng đáng là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Trung

  • Article


  • Authors: Dương,Hà My (2016)

  • Với chức năng bảo tồn,trao truyền, giáo dục các giá trị văn hóa và tri thức, tạo ra không gian văn hóa để cộng đồng sáng tạo, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, các thiết chế văn hóa ( cả truyền thống và hiện đại) có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa. Ở mỗi thời kỳ, tuy có những điểm khác nhau song các thiết chế văn hóa này vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Các thiết chế văn hóa truyền thống mà ta hay nhắc tới là những ngôi đình,ngôi chùa từ bao đời đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người Việt Nam, và với tỉnh Bắc Giang cũng không ngoại lệ. Với hơn 2000 di tích trong toàn tỉnh, trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều đình, chùa nổi tiếng, trở thành niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang, các di tích-thiết chế văn hóa truyền thống này vẫn không ngừng phát huy giá trị, góp ...

  • previous
  • 1
  • next