Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-4 of 4 (Search time: 0.002 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2013)

  • Giáo dục nghệ thuật là hoạt động chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật giữa các thế hệ và là một hoạt động mang tính liên ngành. Do đó, cơ sở lý luận của giáo dục nghệ thuật được xây dựng dựa trên các học thuyết về văn hóa học, nghệ thuật học, giáo dục học và tâm lý học. Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cần tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục nghệ thuật cho công chúng với nhiều nội dung và hình thức đa dạng. Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ cơ bản, góp phần trợ giúp đơn vị nghệ thuật biểu diễn thực hiện tốt chức năng của mình. Tiến hành hoạt động giáo dục nghệ thuật có thể tạo thêm giá trị gia tăng cho chương trình biểu diễn nghệ thuật, xây dựng đội ngũ khán giả tiềm năng, kết nối cộng đồng và thu hút các nguồn tài trợ cho đơn vị.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2017)

  • Bài viết dựa trên lý luận chung về giáo dục nghệ thuật trong quản lý nhà hát để nghiên cứu một trường hợp điển hình (case study) là hoạt động giáo dục nghệ thuật của Nhà hát Opera Hoàng gia Anh. Trường hợp này được đặt trong bối cảnh chung - hoạt động giáo dục nghệ thuật của các nhà hát ở Vương quốc Anh - và đi sâu phân tích các khía cạnh: chính sách giáo dục nghệ thuật, các loại chương trình giáo dục và đánh giá toàn diện về các chương trình. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển hoạt động giáo dục nghệ thuật cho các nhà hát Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2023)

  • Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hình thành từ các sáng kiến xã hội, nhằm giải quyết nhu cầu xã hội và sử dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ đó. DNXH có tiềm năng kiến tạo hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội, do đó được coi là mô hình doanh nghiệp của TK XXI. Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có những phuơng thức quản lý nhà nước (quản lý vĩ mô) và quản trị doanh nghiệp (quản lý vi mô) phù hợp để thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ, bền vững của các doanh nghiệp văn hóa - chủ thể của công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng mô hình DNXH trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa là một hướng đi thực tiễn, đầy triển vọng.

  • Article


  • Authors: Phạm, Bích Huyền (2023)

  • Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo (CNVHST), bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, không thể thiếu sự đầu tư cho các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực . Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong các nhiệm vụ và giải pháp căn cốt là: "Đẩy mạnh phát triển nguồn có nhân lực ", trong đó, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học cần được đặt ở vị trí trung tâm bởi đây là hoạt động giáo dục, đào tạo mang tính căn bản, hệ thống, chính quy.

  • previous
  • 1
  • next