Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 83 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Cấp sắc là nghi lễ quan trọng nhất của người đàn ông Dao Quần Chẹt. Nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ, sinh con, già và chết đi, người đàn ông Dao vẫn chưa được coi là người lớn. Lễ cấp sắc không chỉ thể hiện ý nghĩa tâm linh mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nghi lễ cấp sắc phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua nhiều nghi thức bắt buộc mang đặc trưng văn hóa Dao rất rõ nét.

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2016)

  • Với người Mông, các thiết chế gia đình, dòng họ, làng bản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, muốn tạo dựng được đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào Mông sinh sống, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, phát huy những yếu tố tích cực trong cơ chế vận hành của các thiết chế xã hội truyền thống; đồng thời hạn chế những yếu tố lạc hậu, không phù hợp. Việc xác định rõ tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa dựa theo nguyên tắc trên là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng người Mông mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thu Hoạch (2016)

  • Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện, trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học. Thông qua nghiên cứu một số tài liệu từ điển học, công trình nghiên cứu về đình làng và tư liệu văn bia cũng như một số tư liệu thành văn khác, chúng tôi muốn bàn thêm để làm rõ hơn về vấn đề nguồn gốc đình làng qua việc tiếp cận, lý giải từ điển học và ngôn ngữ học; tiếp cận đình từ góc nhìn chức năn...

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2017)

  • Đào tạo đại học là cấp đào tạo căn bản, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cấp độ đào tạo này đang gặp phải những khó khăn, trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo được con người tổng kết và rút ra từ những tư tưởng chủ đạo như là những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hoạt động đào tạo. Nó bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày quan điểm của mình về “Triết lý đào tạo đại học” hiện nay để từ đó có thể góp thêm một tiếng nói trong quá trình “nhận diện thương hiệu” của đào tạo đại học Việt Nam.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2017)

  • Trang phục là phương thức thể hiện cách ăn mặc của mỗi con người và của mỗi dân tộc. Mỗi thành phần tộc người trên đất nước ta đều có những giá trị văn hoá mang tính chất đặc thù mà bộ trang phục cổ truyền là một biểu hiện rõ nét. Sự tạo lập các giá trị văn hoá mang tính chất đặc trưng tộc người thông qua quá trình nhận thức, lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Trang phục của người Dao Thanh Y ở Việt Nam cũng là một trong quá trình đó. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với các tộc người trong nước và hội nhập quốc tế, trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y đã có nhiều biến đối. Vì vậy, vấn đề bảo tồn các bộ trang phục cổ truyền cần phải được quan tâm hàng đầu trong xu thế hội nhập hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ cổ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay