Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 36 (Search time: 0.109 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn,Đình Luận (2015)

  • Từ thực trạng hiện nay, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo đó, cần đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp; nhà trường gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực của thông qua cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng. Đồng thời, đối với người học, khi đã chọn trường và ngành học thì cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành nghề để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn

  • Other


  • Authors: Lê,Trà My (2016)

  • Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có số lượng sách xuất bản khá lớn. Thành công này có sự tác độn của công nghệ PR( public relations). Hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh có thẻ gợi ra các vấn đề quan niệm về nhà văn, phê bình văn học, chức năng văn học, từ đây có thể nhận ra sự tương tác của văn học với môi trường truyền thông đương đại

  • Article


  • Authors: Tạ, Mai Anh (2011)

  • Đoạn văn kết thúc - xét về mặt chức năng: Có vai trò đóng, khép văn bản, xét về mặt ngữ nghĩa: Ôm chứa một lượng thông tin quan trọng. Trong văn bản nghệ thuật, đoạn văn kết được thể hiện rất linh hoạt và mang đậm dấu ấn sáng tạo. Những thập niên gần đây, thể tài truyện ngắn gặt hái được nhiều thành công. Đóng góp vào sự thành công ấy phải kể đến lực lượng sáng tác nữ. Người ta gặp một Võ Thị Hảo vừa hiện thực vừa hư ảo, một Nguyễn Thị Thu Huệ “bụi bặm” trong tả chân nhưng lại đằm thắm trong suy tư, một Phan Thị Vàng Anh điềm tĩnh và trí tuệ… Họ đã không ngừng tìm tòi, khai phá những luồng lạch mới. Truyện ngắn của họ mang dáng dấp riêng - hiện đại và giàu nữ tính. Ở lĩnh vực hình thức nghệ thuật, bên cạnh việc kế thừa truyền thống, các nhà văn nữ đã có những thể nghiệm mới đáng t...

  • Article


  • Authors: Lê,Thời Tân (2014)

  • Bút pháp phúng dụ đặc biệt của tác giả Chuyện Làng Nho khiến cho rất nhiều nhà phê bình trong suốt trường kì nghiên cứu nhận nhầm Trang Thiệu Quang là nhân vật “chính diện”, “lí tưởng tích cực”. Việc nhận nhầm đó đương nhiên đã gây trở ngại rất lớn trong việc thưởng thức sách lược tự sự cao cường của nhà tiểu thuyết. Hậu quả là giới nghiên cứu phê bình giẫm chân tại chỗ trong việc khám phá chân chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Triển khai một cách đọc mới, bài viết này là một cố gắng tái thức nhận hình tượng nhân vật và tư tưởng tác giả

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Năm Hoàng (2018)

  • Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hoá học,Thi pháp học,Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.

  • Article


  • Authors: Trương,Hoàng Vinh (2016)

  • Truyện ngắn là một bộ phận quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. khảo sát từ góc nhìn tương tác thể loại,chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn Nguyễn Tuân là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức năng động. Trong từng tác phẩm ở thể này luôn có hiện tượng đối thoại giữa các yếu tố "cộng cư" với thể loại chủ âm tạo nê những "âm vang cộng hưởng", tác phẩm, vì vậy, hết sức đa thanh với kết cấu mở, luôn "vẫy gọi" sự đồng sáng tạo của người đọc

  • Article


  • Authors: Lê,Thị Ngọc (2017)

  • Bài viết chọn khảo sát miêu tả lớp từ láy và từ ngữ khẩu ngữ trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh để chỉ ra đặc điểm hai lớp từ ngữ này trong tác phẩm và vai trò của chúng. Từ láy và từ ngữ khẩu ngữ được tác giả dùng nhiều và phù hợp, sáng tạo nên đã góp phần khắc họa bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật vừa gần gũi sinh động vừa sắc nét, cá tính

  • Article


  • Authors: Đặng,Công Tráng; Lâm,Thành Sơn (2017)

  • Bài viết này nghiên cứu một cách tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về hoạt động cấp phép sao chụp tác phẩm trong hệ thống giáo dục,từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động này diễn ra hiệu quả.Những nội dung liên quan đến điều kiện cấp phép,cách thức cấp phép sao chụp tác phẩm cho học sinh,sinh viên để thu lại một khoản tiền thù lao sao chụp nhằm phân phối lại thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả được phân tích, đánh giá dựa trên quy định của pháp luật và thực trạng sao chụp trong hệ thống giáo dục hiện nay

  • Article


  • Authors: Đặng,Bích Phượng (2014)

  • Lịch,ngoài giá trị sử dụng trong thực tế là xem ngày,tháng,năm,còn có giá trị thẩm mỹ cao. Giá trị này được thể hiện thông qua khuôn hình, màu sắc, kích cỡ, hình ảnh làm cho lịch trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, lịch còn có giá trị thông tin. Người dùng lịch được bồi đắp thêm về cảm xúc thẩm mỹ và trí thức đa dạng,phong phú