Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 32 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • Di tích triền tranh ( Quảng Nam) nằm tại thung lũng phía tấy thông chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên là một trong những khu di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, di tích triền tranh mang nhiều đặc trưng văn hóa tốt đẹp, chính vì thế vấn đề bảo tồn, gìn giữ để có thể phát huy được những giá trị văn hóa đó là vô cùng cần thiết đặt ra cho tỉnh Quảng Nam

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư (2021)

  • cụm di chỉ vườn chuối thuộc thôn Lai Xá, xã kim chung, huyện hoài đức được các nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đây là tên gọi để chỉ một cụm di chỉ khảo cổ thời đại Kim khí phân bố ở các gò vườn chuối, gò mỏ Phượng.... về cảnh quan thiên nhiên, những gò đất trên là những khu ruộng cao trồng màu xen lẫn các khu nghĩa địa của người Lai Xá.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tri Phương (2021)

  • Quảng Nam là một trong những địa bàn trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh trong tham luận này, chúng tôi làm rõ giá trị của các di tích Sa Huỳnh ở trong tỉnh, đồng thời có vài kiến giải để phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh dưới góc độ du lịch ở Quảng Nam

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2021)

  • Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để hệ thống bảo tàng Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Phương Châm (2021)

  • Trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Trà Cổ, ông Đám - một danh xưng gắn với tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội đình Trà Cổ - có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết khắc họa chân dung ông Đám trong lễ hội đình Trà Cổ, lý giải tại sao tục lệ này lại duy trì được đến hiện nay, khi Trà Cổ đã trở thành phường và có sự phát triển nhanh chóng, qua đó khẳng định việc tạo dựng và duy trì những thực hành văn hóa truyền thống trong lễ hội chính là cách mà người dân Trà Cổ xác lập nên cột mốc văn hóa và con người nơi biên giới.

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Sắc phong là “văn bản pháp lý”cho làng xã thờ thánh thần tại đình, chùa, đền, phủ, miếu, nghè của cộng đồng và nhà thờ họ, gọi chung là di tích. Nguồn tài liệu này trước đây cũng như hiện nay luôn được nhà nước, cộng đồng quan tâm gìn giữ, bảo quản cẩn thận, vì nó vừa được xem là là linh hồn của di tích dưới góc độ tâm linh, vừa là“báu vật”dưới góc độ văn hóa, lịch sử của làng, dòng họ, quốc gia. Năm 1944, sắc phong không còn được tiếp tục duy trì và thực hiện theo nghi thức của thời phong kiến. Bởi vậy, sắc phong có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế nên kẻ gian thường đột nhập vào di tích lấy trộm “báu vật” của làng mang bán cho các nhà sưu tầm đồ cổ ở trong nước và nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số định hướng, cách thức quản lý nhà nước và phát huy vai trò của cộng đồng...