Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau
Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 6 trong 6 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2022)

  • Biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong những năm qua được toàn Đảng, toàn dân quan tâm và thực hiện nhiệm vụ này dưới nhiều hình thức khác nhau. Bảo tàng là thiết chế văn hóa quan trọng, với chức năng của mình đã thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật phản ánh về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các tư liệu, hiện vật về chủ quyền biển đảo là các di sản văn hóa quý giá - các bằng chứng vật chất cụ thể khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể bị tách dời của đất nước. Thông qua nội dung bài viết sẽ đề cập đến hoạt động cụ thể của một số bảo tàng, đồng thời cũng bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sưu tầm và phát huy giá trị các tư liệu, hiện vật về chủ quyền b...

  • Article


  • Tác giả: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục, thành lập đội cồng chiêng... Trên cơ sở kho tàng di sản văn hóa và các hoạt động bảo tồn và phát h...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cất nhiều công sức để tra cứu những tư liệu ghi chép trong lịch sử về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng như di tích thờ Bà (Chủ Khố linh từ) ở các thời kỳ phong kiến trước đây nhưng đều chưa tìm được những cứ liệu nào cụ thể, rõ nét. Chúng tôi cũng thử tự mình tra tìm theo một số tài liệu chính sử như Đại Việt ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông Giảm cương mục, hay các cuốn Việt điện U linh, Lĩnh nam chích quái là những sách ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho. Một số cuốn như Bắc Ninh địa dư chí, Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chi, Bắc Ninh tinh khảo dị... của các tác gia người địa phương sống ở thời Lê mạt, thờ...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Theo tư liệu của Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cũng như các tư liệu lưu trữ tại địa phương, Chùa có tên chữ là Linh Ứng Tự, thường được gọi theo địa danh là chùa thôn Ngô. Thôn Ngô là một trong bốn thôn, xưa thuộc xã Cự Linh, Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961, Gia Lâm thuộc Hà Nội và từ cuối năm 2003 một phần đất Gia Lâm chuyển thành quận Long Biên, trong đó, có Thạch Bàn. Chùa hiện nay thuộc tổ 9 phường Thạch Bàn. Chùa Linh Ứng nằm ở phía Đông – Nam của thôn Ngô. Là một ngôi chùa làng nhưng có quy mô và được xây dựng tương đối khang trang nằm trong một khuôn viên rộng gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc thờ Phật, ngoài ra còn một số nhà dùng để thờ các vị thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Trang trước
  • 1
  • Trang sau