Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 39 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Hữu Tiến; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

  • Article


  • Authors: Trình, Năng Chung (2019)

  • Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Châm (2019)

  • Trong bối cảnh các lễ hội truyền thống được phục dựng và thực hành sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước như hiện nay, vấn đề xác định các chủ thể nào liên quan đến quá trình phục dựng và thực hành lễ hội cũng như họ có vai trò ra sao trong quá trình ấy là vấn đề nghiên cứu thú vị và có khả năng mang đến những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và hiểu sâu hơn về bức tranh lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại. Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành...

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Đoàn, Văn Luân (2019)

  • Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng,… trong suốt mấy ngàn năm (từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hi...

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Tuấn (2019)

  • Thiêng hóa môi trường tự nhiên đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tín ngưỡng của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thuyết vạn vật hữu linh của Edward Burnett Tylor đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm của con người từ thời nguyên thủy về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh họ thông qua những hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Ở Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng thiêng hóa môi trường tự nhiên trong văn hóa tín ngưỡng của nhân dân xuất hiện từ xa xưa và khá phổ biến. Xem xét, nghiên cứu về nó có thể giúp chúng ta thấy được sâu sắc hơn quan niệm về vũ trụ luận phương Đông trong dòng chảy lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phan, Thị Huệ (2019)

  • Nằm trong dòng chảy của lễ hội truyền thống ven biển Bắc Bộ nhưng lễ hội đình Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vẫn có những điểm khác biệt so với các lễ hội truyền thống nói chung. Là một lễ hội lịch sử, cũng đồng thời là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, lễ hội đình Quan Lạn mang sắc thái địa phương độc đáo và đậm nét văn hóa biển đảo của cư dân vùng biển Vân Đồn. Bài viết khái quát về lễ hội và diễn trình của hội đua thuyền, đi sâu phân tích ý nghĩa một số nghi lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội để làm rõ giá trị và sự khác biệt của lễ hội đình Quan Lạn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020)

  • Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...