Search

Refine By:

Search Results

Results 341-350 of 374 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2021)

  • Môi trường văn hóa là khái niệm hẹp hơn khái niệm văn hóa (nó chỉ bao gồm những yếu tố văn hóa liên quan đến con người, được con người nhận thức là cần thiết và trực tiếp cho bản thân mình). Môi trường văn hóa khác với khái niệm đời sống văn hóa ở chỗ nó là tiền đề để hình thành đời sống văn hóa (chỉ khi nào có sự tương tác giữa con người với môi trường văn hóa thì mới tạo ra đời sống văn hoá). Môi trường văn hóa cũng khác với không gian văn hóa (tuy cùng trong một không gian địa lý nhưng môi trường văn hóa vẫn hẹp hơn không gian văn hóa). Cấu trúc của môi trường văn hóa bao gồm các thiết chế văn hóa, các sản phẩm văn hóa tiêu dùng và các yếu tố văn hóa thực hành. Nó mang các đặc trưng: tính cụ thể; tính hữu hạn; tính thường xuyên (lặp lại); và tính chọn lọc.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Nga (2021)

  • Triều Nguyễn là vương chiều phong kiến cuối cùng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Từ khi vua Gia Long lên ngôi đến hết thời gian cầm quyền của vua Tự Đức là thời kỳ độc lập của vương triều NGuyễn. Trong thời gian này, để củng cố vương triều, các vua triều NGuyễn đã xây dựng một lực lượng quân đội chính quy khá đông và manh. Cùng với đó, triều Nguyễn cũng coi trọng việc xây dựng chính sách đãi ngộ không chỉ cho lực lượng võ quan và binh lính mà còn dành cho thân nhân của họ. Mặc dù có một số hạn chế nhưng những chính sách này đã có tác dụng nhất định, góp phần củng cố vững mạnh quân đội, nhằm bảo đảm sự cai trị của vương triều đối với đất nước

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Hương Thảo (2021)

  • Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Lý. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong sử sách, truyền thuyết và thần tích. Trên cơ sở tiếp cận tư liệu từ các di tích, truyền thuyết, thần tích liên quan đến Tô Hiến Thành và định vị di tích trên bản đồ, bài viết nhằm làm rõ hơn những đóng góp của Tô Hiến Thành đối với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như sự nhập thân văn hóa của ông trong đời sống tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đặng, Văn Bài; Nguyễn, Viết Cường (2021)

  • Do đáp ứng được các tiêu chí xác định giá trị nổi bật toàn cầu của UNESCO nên Việt Nam hiện có sáu di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) được công nhận và vinh danh. Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các cam kết để có thể huy động mọi nguồn lực có thể của quốc gia để bảo vệ và phát huy giá trị DSVHTG trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để thực hiện tốt việc đó, Việt Nam cần phải hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các cơ quan quản lý Di sản thế giới cho tương thích với quy định của Công ước Di sản Thế giới với tinh thần: Di sản thế giới đồng thời cũng là di tích quốc gia đặc biệt và phải được bảo tồn bằng những cơ chế, chính sách đặc thù. Bên cạnh đó, cần tiếp cận DSVHTG dưới góc nhìn đô thị di sản/thành phố di sản với ý nghĩa bảo tồn phải phục vụ cho phát tri...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến; Nguyễn, Thị Kim Thìn (2020)

  • Đình làng là hình ảnh tiêu biểu ở mỗi làng quê Việt Nam. Thời quân chủ chuyên chế, đình làng thực hiện 3 chức năng là: hành chính, tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, đình làng chủ yếu thực hiện chức năng tôn giáo (tức là nơi thờ thành hoàng làng). Theo quan niệm của người dân, để bảo vệ an toàn cho khu vực tôn nghiêm, người ta thường đặt ở cửa ra vào nơi thờ cúng những con vật thiêng. Trong vài năm gần đây do thiếu hiểu biết về linh vật, người dân đã đem cúng tiến hoặc tiếp nhận cả những linh vật không thuộc linh vật Việt và còn được gọi là linh vật ngoại lai. Bài viết nhằm xác định linh vật Việt tại các ngôi đình đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.