Search

Refine By:

Search Results

Results 321-330 of 374 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phan, Thanh Sơn (2019)

  • Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.

  • Article


  • Authors: Trình, Năng Chung (2019)

  • Là một bộ phận cấu thành của văn hóa Đông Sơn, di sản văn hóa khảo cổ học tỉnh Hòa Bình nổi bật với ba loại hình tiêu biểu: Văn hóa Hòa Bình; trống đồng (trống Đông Sơn, trống Mường) và mộ Mường. Đến nay, Hòa Bình là địa phương phát hiện nhiều di tích văn hóa Hòa Bình nhất với hơn 70 địa điểm. Số lượng phong phú các di tích, di vật văn hóa Hòa Bình phát hiện được khẳng định rằng tỉnh Hòa Bình là quê hương của nền văn hóa tiền sử nổi tiếng này. Hòa Bình cũng là địa phương phát hiện được nhiều trống đồng cổ với hơn 70 trống, trong đó 10 trống Đông Sơn (trống loại I Heger) và hơn 60 trống Mường (trống loại II Heger). Nghiên cứu cho thấy có sự kế thừa trực tiếp từ trống Đông Sơn sang trống Mường ở Hoà Bình, trống Mường là...

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nhau, cần phải xây dựng những kế hoạch và chiến lược dài hơi dựa trên cơ sở pháp lý quốc gia, quốc tế,...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu văn hóa (2019)

  • Trong tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười được biết đến thông qua giá đồng là vị quan Hoàng trấn giữ đất Nghệ An có phong cách hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú, hay ban tài phát lộc, nhất là lộc học hành. Bài viết khảo sát các đối tượng thờ phụng và đặc điểm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, từ đó chỉ ra tính địa phương, tính lịch sử cũng như sự tích hợp văn hóa thông qua tục thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung làm rõ sự mô hình hóa, biểu tượng hóa nhân vật ông Hoàng Mười trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ cũng như qua ghế của các thanh đồng. Ông Hoàng Mười là một biểu tượng văn hóa đa nghĩa mang tính lịch sử; sự xuất hiện “Ông Hoàng Mười ở Nghệ An” trong điện thần Tứ phủ chính là kết quả của quá trình địa phương hóa các đối tượng thờ phụng của ...

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Vấn đề thứ nhất: nhận diện về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cuộc cách mạng như thế nào? Có đặc điểm gì?. Để từ đó soi chiếu vào vấn đề thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cơ hội và thách thức gì đối với công tác bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống mà ở đây tôi bàn rộng ra đối với cả nghề dệt thêu truyền thống. Cuối cùng là một số ý kiến nhận xét và gợi ý gải pháp để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta trong bối cnahr cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương; Phạm, Hải Yến (2022)

  • Du lịch di sản văn hóa được coi là một trong 4 loại hình du lịch đang được du khách ưa chuộng tại Việt Nam. Cả nước hiện có 28 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trong đó có 19 di sản văn hóa (DSVH) (bao gồm 6 DSVH vật thể và 13 DSVH phi vật thể). Những di sản này không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa, mà còn góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Để phát huy hơn nữa giá trị của các di sản đối với sự phát triển du lịch, thì việc xây dựng thương hiệu cho mỗi di sản nói riêng và cho loại hình du lịch di sản văn hóa thế giới nói chung là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2022)

  • Bảo tàng là một tổ hợp, tỉnh thành phố chiếm một số lượng lớn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, có mặt tại khắp các địa phương trên phạm vi của cả nước là một thiết chế văn hóa đặc thù , có nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. chính những giá trị to lớn đó, nên bảo tàng tỉnh, thành phố mang vai trò giáo dục quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.